Kinh nghiệm đầu tư quán cafe sao cho hút khách, lợi nhuận cao đang là điều được nhiều người muốn biết. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây nếu bạn cũng có chung niềm đam mê đầu tư quán cafe nhé!
Bên cạnh đầu tư quán ăn, đầu tư khách sạn, đầu tư phòng gym, đầu tư bể bơi, đầu tư nhà đất, đầu tư căn hộ, đầu tư đất vườn,… thì đầu tư vào quán cafe cũng là một trong những xu hướng được nhiều người lựa chọn. Vì vậy, Sea Trần không lấy làm khó hiểu khi bạn lựa chọn đầu tư quán cafe và tìm đọc đến bài viết này. Ngoài vốn thì kiến thức và kinh nghiệm là những điều mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng nên có. Đó là lý do Sea Trần quyết định chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm quý giá của những người đi trước truyền lại trong bài viết này. Sea Trần hy vọng đây sẽ là cẩm nang hữu ích để bạn – những nhà đầu tư mới biết nên làm gì để khởi đầu suôn sẻ.
NỘI DUNG CHÍNH
- 1 Vì sao đầu tư quán cafe trở thành xu hướng?
- 2 Mở quán cafe cần những gì?
- 3 Kinh nghiệm đầu tư quán cafe người mới không thể không biết
- 4 Xu hướng kinh doanh quán cafe thời điểm hiện tại
- 5 Tổng kết
Vì sao đầu tư quán cafe trở thành xu hướng?
Không phải ngẫu nhiên, người nước ngoài lại nhắc nhiều đến như thế về cafe Việt Nam. Bởi, cafe Việt không chỉ ngon, đặc trưng mà nó còn là thói quen, là văn hóa từ rất lâu của người Việt. Với nhiều người, mỗi sáng thức dậy sẽ chọn cách nhâm nhi một ly cafe để tỉnh táo, nạp năng lượng cho một ngày dài.
Bên cạnh đó, câu quen thuộc chúng ta vẫn thường hay nghe đó là “cuối tuần cafe”, “rảnh cafe nhé”… khi gặp bạn bè, đồng nghiệp. Điều này nói lên rằng, uống cafe là cơ hội để mọi người có thể tụ tập cùng nhau tán gẫu, cùng nhau trò chuyện vui vẻ. Rất nhiều người đã nói rằng nơi đầu tiên họ nghĩ đến khi có nhu cầu gặp gỡ bạn bè, hẹn hò với crush hay thậm chí gặp gỡ đối tác chính là quán cafe.
Chính vì thế, thị trường kinh doanh quán cafe tại Việt Nam được đánh giá là vô cùng tiềm năng và phát triển. Không khó để bắp gặp hình ảnh các quán cafe đông khách vào mỗi sáng, cuối tuần và hầu như lượng khách trong ngày cũng khá ổn định.
Một lý do nữa khiến việc đầu tư kinh doanh quán cafe trở thành xu hướng đó là vì Việt Nam là nước trồng, sản xuất cafe đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Brazil và cũng là nước đứng đầu về sản xuất cà phê vối (cafe Robusta). Vì thế, giá thành các loại cafe sau khi qua chế biến ở Việt Nam khá rẻ, và có nhiều mức khác nhau từ bình dân đến cao cấp.
Ngoài ra, có thể liệt kê một vài lý do khiến việc đầu tư quán cafe trở thành xu hướng và được nhiều người lựa chọn đó là:
- Cafe phù hợp với mọi đối tượng: Từ anh lái xe ôm, nhân viên văn phòng, giám đốc… cũng đều yêu thích hương vị cafe và không quên nhâm nhi thức uống này mỗi ngày.
- Có thể mở quán ở mọi nơi: Vì là thói quen không thể thiếu của người Việt nên bạn có thể mở quán cafe ở mọi nơi từ nông thôn, thành thị cho đến các tòa nhà cao ốc, sân thượng, chung cư… Hoặc, bạn có thể tận dụng ngay mặt bằng tại ngôi nhà mình đang ở.
- Có thể bán nhiều loại thức uống khác: Gọi chung là quán cafe nhưng hầu hết các quán đều có thêm rất nhiều thức uống khác nhau để khách hàng lựa chọn. Đó có thể là sinh tố, nước trái cây, trà sữa… Và điều này sẽ giúp quán có được khách hàng đa dạng, thu được lợi nhuận cao
- Có nhiều loại hình quán cafe: Có rất nhiều loại hình kinh doanh quán cafe để bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với ngân sách mình đang có.
Như vậy, có thể nói rằng có quá nhiều lợi thế để có thể đầu tư quán cafe tại Việt Nam và hoàn toàn có thể mong đợi vào một kết quả kinh doanh khởi sắc nếu nắm được những kinh nghiệm hữu ích.
> Tìm hiểu thêm: Top 105+ mẫu thiết kế quán cafe đẹp, hút khách [Mới Khởi Nghiệp]
Mở quán cafe cần những gì?
Đây là điều mà rất nhiều người đang ấp ủ dự định mở quán cafe đặt ra. Vậy, để sở hữu một quán cafe thì trước hết bạn cần đến những gì?
– Vốn và mục tiêu kinh doanh
Tất nhiên rồi, bạn sẽ không thể nào đầu tư quán cafe mà không có vốn trong tay. Trước hết, hãy xác định xem số vốn bạn đang có là bao nhiêu. Đây chính là điều vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng để quá trình phát triển của quán.
Nắm được số vốn chính xác còn giúp đưa ra định hướng, kế hoạch xây dựng mô hình quán cafe phù hợp. Điều này sẽ tránh việc mất phương hướng, không biết nên đầu tư như thế nào để rồi gặp phải tình cảnh “nợ nần” vì đầu tư quá nhiều mà không thu lại được lợi nhuận.
Bên cạnh vốn, hãy đặt ra mục tiêu cho 3 tháng đầu kinh doanh quán cafe.
– Địa điểm mở quán
Để tìm được địa điểm mở quán phù hợp nhất thì trước hết bạn cần phải xác định mô hình quán của mình như thế nào. Cụ thể, đó là quán cafe thường hay quán take- away (cafe mang đi), quán sân vườn hay nhượng quyền…
Tiếp đó, hãy xác định xem đối tượng chính mà quán hướng đến là ai, họ yêu thích phong cách nào (trẻ trung, vintage, đơn giản…) Địa điểm quán chiếm vai trò vô cùng quan trọng và cần phải được chọn thật kỹ lưỡng. Bởi nếu chọn sai địa điểm, quán cafe của bạn có thể sẽ rơi vào tình trạng ế ẩm, không có khách và dẫn đến doanh thu ảm đạm.
– Nguyên vật liệu, dụng cụ pha chế, phục vụ
Với nguyên vật liệu, dụng cụ pha chế, phục vụ thì bạn có thể tùy thuộc vào quy mô và menu quán. Có thể chia ra thành những nhóm sau:
- Nhóm bàn ghế, quầy bar, inox
- Nhóm thiết bị âm thanh, camera, internet
- Nhóm máy móc, dụng cụ pha chế gồm có: Máy pha cafe, xay sinh tố, máy ép, máy xay đá, máy lọc nước, ly cốc…
Để có thể chuẩn bị đầy đủ nhất, hãy lên danh sách chi tiết nhất. Đây là yếu tố giúp khách hàng đánh giá sự chuyên nghiệp của quán cafe bạn đầu tư.
– Đội ngũ nhân viên
Nếu quy mô quán cafe của bạn nhỏ, thì chỉ cần đến 1-2 nhân viên phục vụ, 1 nhân viên pha chế hoặc bạn có thể trực tiếp đảm nhận vị trí này. Còn nếu quán có quy mô lớn hơn thì bạn có thể thuê đội ngũ nhân viên pha chế, phục vụ và bạn sẽ trực tiếp điều hành, quản lý. Hãy đào tạo đội ngũ nhân viên có được tác phong chuyên nghiệp, tận tình và luôn niềm nở với khách hàng vì đây là điều cần có ở một quán cafe thành công.
– Xây dựng thương hiệu
Nếu bạn xác định đầu tư quán cafe lâu dài thì rất cần đến hệ thống nhận diện thương hiệu. Hãy xây dựng cho quán:
- Tên: Để khách hàng có thể dễ dàng nhắc đến quán cafe của bạn khi trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp…
- Logo: Logo sẽ giúp quan trở nên chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó, khi in logo lên ly, cốc, áo nhân viên phục vụ… sẽ làm tăng tính nhận diện và giúp tạo được sự ấn tượng cho khách hàng
- Menu: Hãy thiết kế menu với bố cục rõ ràng nhưng không kém phần bắt mắt để kích thích sự lựa chọn của khách hàng
- Bao bì: Bao bì quán cafe sẽ là ly cốc, ống hút…
Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị thêm các kênh truyền thông xã hội như Facebook Fanpage, Instagram, Youtube… Đây là những kênh có thể giúp quảng bá quán cafe một cách rộng rãi và hiệu quả.
Kinh nghiệm đầu tư quán cafe người mới không thể không biết
Nếu chịu khó quan sát, không khó để bạn nhận ra rằng không phải cứ đầu tư quán cafe sẽ đạt được hiệu quả về doanh thu. Có bao giờ bạn thắc mắc rằng vì sao cùng là quán cafe nhưng có địa điểm rất đông khách, có nơi lại “ế ấm” hay chưa? Đây là sự khác biệt giữa người có kinh nghiệm đầu tư và không. Trên thị trường hiện nay có vô vàn những quán cafe với phong cách, quy mô đa dạng và nếu bạn không chịu khó nghiên cứu, tìm hiểu và bỏ túi kinh nghiệm “xương máu” thì rất khó để thành công.
Dưới đây là những kinh nghiệm đầu tư vào quán cafe mà bạn – những người “chân ướt chân ráo” không thể không biết.
– Nghiên cứu thị trường trước khi đầu tư quán cafe
Đây là điều đầu tiên bạn cần phải làm để có được hiệu quả kinh doanh quán cafe tốt nhất. Với thị trường cafe, bạn hãy quan tâm đến hai yếu tố đó là:
- Khách hàng tiềm năng: Giúp bạn xác định được hình thức kinh doanh, màu sắc, phong cách thiết kế không gian quán
- Đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc: Hãy tìm kiếm xem đâu là những quán cafe hút khách và điểm gì độc đáo, ấn tượng để có thể học hỏi và áp dụng vào quán của mình.
Với khách hàng tiềm năng, bạn có thể liệt kê ra các ý dưới đây để có thể hình dung một cách rõ nét nhất.
Ví dụ:
- Đối tượng khách hàng: Nam/nữ độ tuổi từ 16-39 tuổi
- Tần suất đến quán: 2-3 lần/tuần
- Thói quen: Thích các quán cafe có phong cách trẻ trung, cafe và thức uống ngon, hấp dẫn
- Thời điểm uống cafe: Buổi sáng trước khi đi làm, trưa, tối hoặc ngày cuối tuần
– Lên ý tưởng, chọn mô hình quán cafe
Việc lên ý tưởng cho quán cafe sẽ dựa vào bước nghiên cứu thị trường ở trên. Đây cũng là khâu vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp định hình quy mô cung như phong cách thiết kế, menu cho quán.
Bởi, mỗi một mô hình quán cafe sẽ có phong cách, đối tượng khách hàng khác nhau. Ví dụ như:
- Cafe take away: Rất nổi tiếng ở các nước phát triển, trong đó có Việt Nam. Khách hàng chính của mô hình quán cafe này đó là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng thích mua cafe mang đi hơn là uống tại chỗ.
- Cafe truyền thống: Phân khúc khách hàng chủ yếu là những người trung niên, đi làm và có thời gian ngồi tại quán thưởng thức cafe, bàn công việc
- Cafe nhượng quyền: Nhiều chủ quán đã chọn đến hình thức kinh doanh cafe nhượng quyền và được hưởng kinh nghiệm, công nghệ pha chế và tệp khách hàng có sẵn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn một trong những mô hình kinh doanh cafe phổ biến dưới đây: Cafe bình dân, cafe ăn sáng, cafe cóc, cafe sân vườn, cafe bóng đá, cafe sinh viên, cafe mèo (thú cưng…) hay bất kỳ một mô hình cafe sáng tạo nào bạn tự nghĩ ra.
– Dự trù kinh phí mở quán
Kinh phí để mở quán cần phải được tính toán một cách chi tiết nhất. Việc dự trù kinh phí sẽ giúp cho bạn không rơi vào trường hợp cạn kiệt vốn hay phải chạy vạy vay mượn khắp nơi khi cần.
+ Cách tính chi phí mở quán cafe
Chi phí mở quán cafe bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng: Hầu hết mặt bằng để mở quán cafe thường là mặt đường, gần với các trường học, công ty… để thu hút lượng lớn khách hàng. Diện tích mặt bằng thường sẽ phụ thuộc vào mô hình kinh doanh bạn đề ra. Nếu là cafe mang đi hoặc cafe cóc, bạn chỉ cần đầu tư mặt bằng từ 15-25m2. Tuy nhiên, với mô hình cafe sân vườn thì diện tích mặt bằng sẽ lớn hơn nhiều.
- Chi phí pháp lý: Đây là chi phí xin cấp giấy phép kinh doanh gồm có: phí đăng ký kinh doanh, phí cung cấp thông tin doanh nghiệp. Chi phí này ước tính khoảng 1,5 triệu đồng
- Chi phí nội thất, decor quán: Chưa bàn đến chất lượng đồ uống, không ít khách hàng quyết định lựa chọn quán chỉ bởi “ngoại hình” lung linh ấn tượng, nhất là với giới trẻ. Bởi, đa số các bạn trẻ đến đây không chỉ uống cafe mà còn để check-in, selfie. Chi phí ở đây phải kể đến đó là bàn ghế, biển hiệu, đồ trang trí, decor…
- Chi phí thuê nhân viên: Nhân viên cho quán cafe có quy mô lớn sẽ gồm nhân viên pha chế, thu ngân, phục vụ, bảo vệ, quản lý… Còn với quán cafe nhỏ thì chỉ cần 1-2 nhân viên vừa pha chế vừa phục vụ
- Chi phí nguyên liệu, thức uống: Chi phí này dựa vào độ đa dạng của menu quán
- Chi phí marketing: Để được khách hàng biết đến rộng rãi hơn, không thể bỏ qua bước marketing
+ Kinh phí dự trù cho các mô hình quán cafe
Cần phải nhấn mạnh rằng đây chỉ là kinh phí dự trù để bạn có thể tham khảo. Kinh phí thực tế của mỗi mô hình quán cafe sẽ khác nhau dựa vào quy mô đầu tư.
- Quán cafe bình dân: Chi phí trên dưới 100 triệu đồng, đã bao gồm các chi phí kể trên
- Quán cafe quy mô nhỏ: Chưa đến 100 triệu nếu bạn tận dụng luôn mặt bằng là nhà đang ở
- Quán cafe sân vườn: Chi phí cần chuẩn bị khoảng 500 triệu đồng. Đây là số vốn tối thiểu để duy trì hoạt động quán trong những tháng đầu
- Quán cafe take away: Cần khoảng 200-250 triệu đồng
- Quán cafe sách: Chi phí từ 200-250 triệu đồng
- Quán cafe bóng đá: Khoảng từ 150-200 triệu đồng
– Tìm, chọn mặt bằng “đắt giá”
Mặt bằng quán cafe rất quan trọng cho việc phát triển quán. Vì thế, khi tìm kiếm và lựa chọn mặt bằng, hãy chú ý đến các yếu tố sau:
- Diện tích: Mỗi mô hình quán cafe sẽ có diện tích khác nhau. Ví dụ như cafe sân vườn sẽ cần từ 50-100m2 để có thẻ xây dựng khuôn viên đẹp, ấn tượng thu hút khách hàng. Ngược lại, với cafe cóc, vỉa hè hay take away thì mặt bằng không cần quá lớn mà phải tọa lạc tại các vị trí mặt đường, nơi có đông người qua lại.
- Chỗ để xe: Quán cafe dù nhỏ nhưng cũng cần có chỗ để xe. Hãy bố trí khu vực để xe đảm bảo an ninh gần với quán cafe nếu mặt bằng đang thuê không có chỗ để.
- Chọn nơi có khách hàng mục tiêu: Hãy chọn địa điểm gần với khách hàng mục tiêu quán cafe của mình. Nếu quán hướng đến đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên thì hãy chọn mặt bằng gần trường học.
- Giá thuê: Hãy tìm hiểu và so sánh giá mặt bằng trước khi chọn thuê để tránh các trường hợp bị ép giá, đẩy giá cao hơn với mặt bằng chung
– Tìm sự khác biệt của mình với các quán cafe khác
Hãy đặt ra câu hỏi quán cafe của mình có điểm gì đặc biệt để khách hàng lựa chọn giữa vô vàn những quán cafe khác? Đó có thể là chất lượng cafe tuyệt hảo, không gian quán độc đáo mới lạ… Tuy nhiên, cần xác định rõ điều mình muốn mang lại cho khách hàng là gì.
Có thể khách thích không gian, phong cách của quán nhưng khó để họ có thể trở lại quán nếu chất lượng đồ uống không ngon hay hấp dẫn. Bên cạnh đó, dù quán của bạn có đặc biệt như thế nào đi nữa thì nên nhớ rằng cafe vẫn là thức uống chính, bánh hay đồ ăn nhẹ chỉ là những món phục vụ thêm. Đừng quá ôm đồm để rồi không một sản phẩm nào chất lượng.
– Chú trọng dịch vụ khách hàng
Một kinh nghiệm “xương máu” bạn cần nắm đó chính là quán cafe có thành công hay không phụ thuộc ít nhiều vào phong cách phục vụ khách hàng. Nó được thể hiện bằng thái độ, sự hiếu khách của nhân viên phục vụ. Chắc chắn sự tận tình, chuyên nghiệp và chu đáo khách hàng nhận cảm nhận được từ đội ngũ nhân viên phục vụ sẽ khiến họ có thiện cảm về quán cafe của bạn và không ngần ngại ghé đến lần sau.
Chính vì thế, bên cạnh việc tập trung vào chất lượng thức uống thì chủ quán cafe cần phải đầu tư vào việc đào tạo nhân viên, chính sách đãi ngộ để giúp họ nắm bắt công việc, hết lòng làm việc một cách tốt nhất. Hãy đào tạo cho nhân viên về cách giao tiếp, chào hỏi, giới thiệu đồ uống cho đến giải đáp thắc mắc khi khách hàng cần.
– Chiến lược marketing đúng đắn
Không phải chiến lược marketing nào cũng đem lại hiệu quả cao cho quán cafe. Cần phải xây dựng chiến lược đúng đắn, được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất. Ban đầu khi vừa mở quán, hãy chọn cách tiếp thị trên các mạng xã hội bằng cách đưa ra chương trình giảm giá, quà tặng khi khai trương. Ngoài ra, hãy vào các hội nhóm, blog về cafe để có được những khách hàng tiềm năng ngay trong ngày mở bán.
Một vài chương trình marketing cho quán cafe bạn không nên bỏ qua đó là dùng hình ảnh, video để kích thích tương tác từ khách hàng. Ví dụ: hãy khuyến khích họ checkin, tương tác hay review về quán trên mạng xã hội để có voucher giảm giá, quà tặng.
Xu hướng kinh doanh quán cafe thời điểm hiện tại
Nếu như trước đây các mô hình quán cafe như cá Koi, cafe thú cưng, cafe sách… thì hiện nay xu hướng cafe sạch vẫn chiếm nhiều ưu thế hơn. Bên cạnh đó, tình hinh dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Việt Nam cũng khiến cho thói quen của khách hàng yêu cafe thay đổi ít nhiều. Thay vì tụ tập thoải mái và nhâm nhi cafe tại quán như trước đây, họ chọn hình thức mua mang về qua các ứng dụng giao hàng. Vì thế, khi đầu tư quán cafe trong thời điểm này, bạn nên chú ý hơn về mảng bán mang về để nhận được sự hài lòng của khách hàng. Đó có thể là bao bì được chú trọng khi bán mang về, sử dụng ly, cốc giấy bảo vệ môi trường. Chắc chắn khách hàng sẽ thấy hài lòng từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Tương lai không xa khi tình hình dịch được kiểm soát ổn định, cuộc sống quay về trạng thái bình thường mới thì cũng là lúc các quán cafe hoạt động nhộn nhịp như trước đây. Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng về điều này vào năm 2022. Vậy thì để có được khởi đầu tốt đẹp, bạn nên chuẩn bị tất cả mọi thứ ngay từ bây giờ.
Tổng kết
Đầu tư quán cafe là điều không hề dễ dàng, cũng không phụ thuộc vào may rủi mà cần bạn phải nắm được những kinh nghiệm được đúc rút từ những người đi trước. Bên cạnh đó, các chiến lược đúng đắn sẽ giúp quán cafe của bạn hoạt động tốt nhất, có lượng khách ổn định cùng lợi nhuận cao.
Hy vọng rằng kinh nghiệm đầu tư quán cafe được Sea Trần nói đến trong bài viết này sẽ giúp bạn sớm sở hữu quán cafe hút khách, đạt doanh thu ấn tượng.
Xem thêm: