Kinh nghiệm đầu tư nhà yến A-Z, sớm thu hồi vốn

Kinh nghiệm đầu tư nhà yến A-Z, sớm thu hồi vốn

Đầu tư nhà yến đang được nhiều hộ nông dân lựa chọn, nhất là lại các vùng đồng bằng sông Cửu Long, ĐB Nam Bộ, các tỉnh duyên hải Miền Trung. Tuy nhiên, muốn có lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh thì cần phải nắm được kinh nghiệm đầu tư nhà yến từ A-Z được nói đến trong bài viết dưới đây.

Vì sao đầu tư nhà yến ngày càng được ưa chuộng?

Nhắc đến những thực phẩm dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, không thể không nói đến yến sào. Đây là sản phẩm được chế biến nên từ tổ yến – lấy từ việc nuôi chim yến hoặc khai thác tự nhiên. Ít ai biết, tổ yến còn được ví von như “vàng trắng” khi có giá trị lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

kinh nghiệm đầu tư nhà yến 1
Đầu tư nhà nuôi yến ngày càng được ưa chuộng vì sở hữu nhiều lợi thế tuyệt vời

Khi nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ tổ yến tăng cao, nghề nuôi chim yến bắt đầu được đầu tư và phát triển mạnh tại nước ta. Cùng điểm qua những lý do giúp cho nghề nuôi yến ngày càng được ưa chuộng.

  • Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Nhiều tỉnh thành, khu vực trên cả nước có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho việc nuôi chim yến lấy tổ. Những nơi này thường có nguồn thức ăn dồi dào, giúp chim yến sinh sản, phát triển tốt, đem lại hiệu quả cao
  • Không tốn chi phí mua giống, mua thức ăn: Khác với những hình thức nuôi trồng khác, nuôi chim yến bạn sẽ không cần đầu tư chi phí để mua giống, mua thức ăn
  • Lượng chim yến hàng năm tăng cao: Tại Việt Nam, lượng chim yến hàng năm có thể tăng 2-3 lần cho 1 nhà yến
  • Mang lại lợi nhuận cao: Nhu cầu sử dụng yến sao vẫn tăng cao tại nhiều thị trường trên thế giới, giá yến sào cũng khá cao và điều này sẽ giúp nhà đầu tư nuôi yến nhanh chóng thu hồi vốn, đạt lợi nhuận cao

Gọi là nhà nuôi yến nhưng trên thực tế, chim yến sẽ tự kiếm mồi để sinh sống. Con người chỉ tạo ra một địa điểm và dẫn dụ yến về để nó sinh sôi, làm tổ. Thức ăn của loài yến chủ yếu là các loại côn trùng bay. Vì thế vùng đất nào có nguồn thức ăn dồi dào sẽ càng thu hút được số lượng chim yến về làm tổ lớn. Ngược lại, nếu nơi đó thiếu thức ăn thì chim có thể bị chết hoặc phải tìm nơi khác có nhiều thức ăn hơn. Đây là quy luật tự nhiên mà người nuôi yến cần nắm.

Nuôi yến có lời không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Bởi đã có nhiều trường hợp nhà đầu tư xây dựng mô hình nuôi yến trong nhà và đạt được thành công nhất định. Tuy nhiên, cũng không hiếm những trường hợp thất bại, dẫn đến “trắng tay”. Chính vì thế, cần phải tìm hiểu thật kỹ về tính thực thi của mô hình đầu tư này.

Hiện nay, giá tổ yến trên thị trường chưa qua nhặt lông sạch sẽ dao động từ 40-45 triệu đồng/1kg. Đây là mức giá vô cùng hấp dẫn. Nghề nuôi chim yến cũng được dự đoán ngày càng đem lại nhiều nguồn thu lợi nhuận. Khi đầu tư vào nuôi chim yến, cần bỏ ra chi phí xây dựng không hề nhỏ, có thể lên đến vài tỷ đồng. Nhưng nhờ vào thu nhập vài trăm triệu hàng tháng mà nhà đầu tư có thể nhanh chóng lấy lại được vốn ban đầu. Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ, điều này chỉ xảy ra khi bạn nắm rõ cách tính toán chi phí đầu tư, kỹ thuật nuôi chim yến. Nếu chỉ mới “chân ướt chân ráo” bước vào ngành công nghiệp này nhưng không tìm hiểu kỹ càng thì nguy cơ thất bại khá cao.

Đầu tư nhà yến cần chi phí bao nhiêu?

Với bất kỳ một lĩnh vực đầu tư nào cũng cần đến chi phí ban đầu. Và nuôi chim yến cũng không ngoại lệ. Để đầu tư nhà nuôi chim yến thì cần phải chuẩn bị chi phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật dẫn dụ chim yến.

Chi phí đầu tư nhà yến sẽ gồm có các hạng mục dưới đây.

Chi phí đất đai

Để xây nhà yến, trước hết cần phải có đất và diện tích đất mang lại hiệu quả tốt nhất cần tối thiểu 100m2. Hiện nay, kích thước nhà yến được xây tại nước ta thường là 5×20 m, 6x21m, 7x15m đến 10x20m. Những nhà yến có quy mô lớn sẽ có diện tích 20x30m trở lên. Việc đầu tư nhà nuôi yến cần đến kích thước lớn hoàn toàn có cơ sở đó là đặc tính chim yến thường thích bay lượn xung quanh nhà yến. Vì thế, tốt nhất nên chọn đất cách xa khu dân cư hoặc có khoảng trống xung quanh 10m.

Có thể dự trù chi phí cho đất nuôi yến 1000m2 ở nông thôn là ~ 300.000.000đ

kinh nghiệm đầu tư nhà yến 5
Chi phí đầu tư nuôi yến khá cao so với những loại hình chăn nuôi khác

Chi phí xây dựng phần thô

Chi phí cho mạng mục xây dựng dao động từ 2.000.000đ – 2.500.000đ/m2, chưa bao gồm phần móng cọc. Đây cũng được xem là hạng mục chiếm nhiều chi phí nhất trong mô hình đầu tư nhà nuôi yến.

Nhà yến cần được xây đúng kỹ thuật với diện tích tối thiểu gồm: sàn 100m2, chiều rộng 5m, chiều dài 20m và chiều cao 10m (tương đương 1 trệt, 2 lầu, 1 chuồng cu). Hình thức xây dựng là nhà đúc kiên cố.

Chi phí kỹ thuật

Gồm có toàn bộ vật tư, trang thiết bị, hóa chất, phí tư vấn, nhân công lắp đặt. Chi phí này sẽ rơi vào khoảng 700.000/m2 đến 1.500.000/m2. Ngoài ra, tùy vào quy mô, diện tích lắp đặt, chất lượng thiết bị vật tư… mà sẽ có sự chênh lệch khác nhau.

Chi phí vận hành

Ngoài những chi phí kể trên, nhà đầu tư cần phải tính đến các chi phí khác như điện, nước, nhân công… Lợi thế của mô hình nuôi yến đó là cần đến ít nhân công, chủ yếu phục vụ công tác kiểm tra định kỳ, thu hoạch, đảm bảo an ninh. Vì thế, chi phí vận hành nhà yến thường không đáng kể.

Như vậy, để dự trù được chi phí đầu tư ban đầu cho nhà yến khoảng 300m2 thì chúng ta chỉ cần tính tổng các chi phí nói trên lại với nhau.

  • Chi phí đất đai: 300.000.000đ
  • Chi phí xây dựng: 800.000.000đ
  • Chi phí kỹ thuật: 360.000.000đ

     => Tổng cộng: ~ 1.460.000.000đ

Kinh nghiệm đầu tư nhà yến hiệu quả, thu hồi vốn nhanh

Sau khi đã tham khảo chi phí cần có để đầu tư nhà yến thì điều quan trọng tiếp theo đó chính là phải nắm được những kinh nghiệm hữu ích. Bởi, không phải ai khi đầu tư nhà yến cũng có được thành công nhất định.

Dưới đây là những kinh nghiệm nhất định phải nắm nếu muốn đầu tư nuôi yến hiệu quả, sớm thu hồi vốn và có lợi nhuận cao.

Phân tích tài chính trước khi đầu tư

Việc không nắm rõ tài chính trước khi đầu tư đã khiến nhiều nhà nuôi yến rơi vào tình trạng thua lỗ. Nhiều người thương có suy nghĩ hết sức sai lầm rằng đầu tư nhà yến chỉ cần có tiền, có đam mê là sẽ thành công. Cũng có không ít người sẵn sàng chạy vạy vay mượn vô tội vạ để rồi khi thất bại phải bán nhà, bán đất để trả nợ hoặc nặng nề hơn đó là vướng vào vòng lao lý.

Vì thế, tính toán tài chính kỹ càng, suy xét thật kỹ là điều mọi nhà đầu tư cần phải nắm. Ngoài ra, không nên có tâm lý quá nóng vội thu hồi vốn bởi nuôi yến cần đến 2-3 năm. Nhất là hiện tại, sự cạnh tranh vùng, thị trường nuôi yến là rất cao trong những năm gần đây.

Trang bị đầy đủ kiến thức về nghề nuôi yến

Muốn làm tốt một lĩnh vực nào đó thì trước hết bạn cần phải am hiểu về nó. Với nghề nuôi yến cũng vậy, bạn cần phải học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau như youtube, facebook, website, các diễn đàn nuôi yến, sách online… cho người mới. Hoặc tốt hơn, hãy nhờ các chuyên gia, những nhà tư vấn có kinh nghiệm về nuôi yến phổ biến những kiến thức hữu ích.

kinh nghiệm đầu tư nhà yến 4
Cần trang bị đầy đủ kiến thức về nghề nuôi yến trước khi đầu tư

Đặc tính chim yến

Đây là loài chim sống trên không, có tình bầy đàn. Đặc biệt hơn, có những lúc chim ăn mồi, khi ngủ, giao phối ngay cả lúc… đang bay. Vì đặc tính này, có thể nhận ra được chim yến chỉ sống ở những vùng nhất định. Ngoài ra, người nuôi yến cũng cầu phải nắm rõ yến ăn gì, sống trong môi trường nào, có dễ bị bệnh không cũng như cách làm tổ, sinh sản ra sao.

Khi hiểu rõ về loài chim này, bạn sẽ dễ dàng có được cách khắc phục, xử lý các vấn đề phát sinh.

Chọn vị trí thử chim, địa điểm xây nhà yến

Không chịu khảo sát địa điểm xây nhà yến chính là nguyên nhân dẫn đến thất bại mà nhiều người gặp phải. Hãy chịu khó khảo sát địa điểm muốn xây nhà yến để xem có chim yến hay không. Đây là bước quan trọng sau khi đã cân đối tài chính.

Cách đơn giản đến biết được vị trí đó có thích hợp nuôi yến hay không, cần dựa vào các tiêu chí:

  • Là nơi có môi trường sinh cảnh gần sông núi, ao hồ, đồng ruộng, có nhiều cây tầm thấp, nhiều côn trùng, nhiệt độ phù hợp với đặc tính chim yến.
  • Không nên chọn nơi ô nhiễm tiếng ồn, không khí hay phải chịu sự ảnh hưởng từ các nhà máy xí nghiệp
  • Phải là nơi có đường chim bay, gần nguồn thức ăn
  • Vị trí nuôi yến phải phù hợp với quy hoạch vùng, tuân thủ luật chăn nuôi yến của nhà nước
  • Tránh chọn nơi có sự cạnh tranh quá cao từ các nhà yến khác

Quy trình thử chim

Cần chuẩn bị: Loa, amply, file Mp3 có chứa tiếng chim yến, dây loa, nguồn điện…

Thời gian thử: Lúc chim ra kiếm ăn, trên đường về nhà. Thời gian phù hợp nhất là 7h00 – 10h00 hoặc 16h00-18h00.

Các bước thực hiện:

  • B1: Đấu nối dây loa, nguồn điện, sau đó cắm USB có chứa tiếng chim yến để dẫn dụ bầy yến. Chọn âm thanh tương ứng phát tầm xa và thử trong vòng 15′-1 tiếng.
  • B2: Đánh giá số lượng chim xung quanh vị trí phát loa. Theo kinh nghiệm từ các chuyên gia, nếu có từ 10 con trở lên thì nơi đó có thể đầu tư nuôi yến được
  • B3: Xem xét thêm một vài yếu tố khác để đi đến quyết định cso xây nhà ở vị trí đó hay không?

Chọn mô hình nhà nuôi chim yến phù hợp

Kinh nghiệm quan trọng không kém bạn cần phải nắm đó là chọn mô hình nhà yến phù hợp. Tùy vào từng điều kiện khu vực, tài chính mà chủ đầu tư có thể quyết định chọn loại mô hình nhà yến phù hợp nhất. Bởi, xây dựng nhà yến muốn có hiệu quả cần phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật từ thi công, thiết kế đồng nhất. Chi phí ban đầu để đầu tư nuôi yến là không nhỏ vì thế nếu bước chọn mô hình sai sẽ rất khó sửa lại và có thể khiến chi phí phát sinh cao hơn nhiều so với dự tính ban đầu.

kinh nghiệm đầu tư nhà yến 2
Có nhiều mô hình nhà nuôi chim yến khác nhau để nhà đầu tư lựa chọn

Bạn có thể tham khảo một số mô hình nuôi yến phổ biến hiện nay:

  • Nhà nuôi yến bê tông kiên cố
  • Nhà yến cấp 4
  • Nhà yến tiền chế
  • Nhà yến container, nhà yến 3D, nhà yến lắp ghép…

Đà tổ yến cho nhà nuôi yến có các loại:

  • Đà bê tông truyền thống
  • Đà Pyramid
  • Đà Gỗ
  • Đà nhựa
  • Đà Đá
  • Đà Inox

Và dù mô hình nhà yến bạn chọn là gì thì cũng cần đảm bảo các yếu tố như: âm thanh, độ ẩm, ánh sáng, không khí, nhiệt độ, mùi, độ an toàn.

Nên chọn mô hình nhà yến nào?

Đây là câu hỏi được rất nhiều chủ đầu tư đặt ra. Theo kinh nghiệm từ các chuyên gia, nếu là người mới bắt đầu nuôi thì bạn có thể chọn nhà yến tiền chế hoặc nhà yến cấp 4. Việc sử dụng nguồn lực có sẵn tài chính, nhà cửa vật tư sẽ giúp tiết kiệm chi phí giá thành hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình nhà yến này đó là tuổi thọ không cao, không sử dụng được lâu dài.

Với mô hình nhà yên bê tông kiên cố tuy chi phí đầu tư cao nhưng tuổi thọ rất lâu và có thể khai thác triệt để diện tích mặt đà làm tổ.

Thị trường đầu ra

Nuôi yến hay bất kỳ lĩnh vực chăn nuôi nào khác cũng cần tính toán đến thị trường đầu ra. Bởi, câu chuyện muôn thuở và không hiếm trên thương trường đó là sản phẩm mất giá, giá bán không đúng như kỳ vọng của người đầu tư.

Hãy tính toán đến nguồn tiêu thụ đầu ra ngay từ khi bắt đầu nuôi yến. Điều này sẽ giúp bạn tránh tình trạng bị thương lái ép giá. Kinh nghiệm từ những người nuôi yến trước đó chính là muốn bán giá cao thì nên bán cho người dùng cuối hoặc có thể tự làm thương hiệu cho riêng mình. Trong quá trình nuôi, nếu muốn có lượng khách ổn định thì bạn nên bán tổ yến song song cho các đơn vị khác.

Giải đáp những thắc mắc xoay quanh việc đầu tư nhà yến

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp xoanh quanh việc đầu tư nhà yến mà bạn có thể tham khảo.

Nhà hàng xóm cũng đầu tư yến thì có dụ hết chim của mình đi không?

Câu trả lời ở đây là không. Bởi chim yến chúng ta dụ chủ yếu là chim non – loài chim rất trung thành. Một khi chúng đã vào nhà ở và làm tổ thì gần như sẽ ở lại suốt đời. Tuy nhiên, nếu nhà yếu của bạn có những yếu tố làm chim yến thấy bất an như bị phá hoại, khai thác không đúng cách thì chúng sẽ rời đi sang nhà khác.

Rủi ro khi nuôi chim yến là gì?

Không thể không lường trước những rủi ro khi nuôi chim yến. Rủi ro đối với ngành công nghiệp này phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên đó là thức ăn, môi trường sống, khí hậu… Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ về kỹ thuật nuôi yến cùng sự đầu tư bài bản về thiết bị hỗ trợ nuôi yến thì có thể giảm tỷ lệ rủi ro và từ đó đạt được tỷ lệ dẫn dụ nuôi chim yến thành công.

Đầu ra cho tổ yến có tốt không?

Nhu cầu tổ yến ngày càng tăng cao khi con người nhận thức được giá trị lợi ích mà sản phẩm này mang lại. Giá yến thô giao động từ 2,5 – 3 triệu đồng/ 100gr. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu yến cũng tấp nập hơn do yến Việt Nam đẹp, chất lượng cao hơn so với tổ yến những nước khác.

Làm thế nào để chim yến vào tổ?

Để yến vào làm tổ không hề khó như nhiều người vẫn nghĩ. Bạn chỉ cần phát âm thanh tiếng kêu của chim để dẫn dụ chim yến từ nơi khác đến. Tuy nhiên cũng cần đầu tư kỹ lưỡng, áp dụng kỹ thuật chuẩn xác.

Xây nhà nuôi yến bao lâu thu hồi lại vốn?

Tùy thuộc vào từng quy mô đầu tư nuôi yến mà thời gian thu hồi vốn sẽ khác nhau.

  • Nếu nhà yến kết hợp nhà ở thì sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư đất và thời gian thu hồi vốn cũng nhanh hơn.
  • Nhà yến 2, 3 tầng và tốn chi phí đầu tư đất đai thì thời gian thu hồi vốn sẽ từ 3-5 năm

Đầu tư nuôi yến, nên hay không?

Đây là câu hỏi mà câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào sự quyết định của bạn. Đừng quên tham khảo kinh nghiệm từ những người nuôi yến trước đó để có quyết định cuối cùng.

Nếu đến đây bạn cảm thấy lĩnh vực này không phù hợp với mình thì có thể chuyển hướng sang đầu tư nhà đất, đầu tư quán ăn, đầu tư bể bơi, đầu tư phòng gym, đầu tư quán cafe, đầu tư quán net,…

Trên đây là kinh nghiệm đầu tư nhà yến từ A-Z sớm thu hồi vốn mà ai cũng cần nắm. Nhà đầu tư cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định đầu tư bởi chi phí nuôi yến là không hề nhỏ. Đừng để sự thiếu hiểu biết, sự nông nổi của bản thân để rồi biến việc đầu tư nhà nuôi yến trở thành canh bạc trông chờ vào may rủi.

Xem thêm: