Kinh nghiệm đầu tư khách sạn hiệu quả cho người mới (từ A – Z)

Kinh nghiệm đầu tư khách sạn hiệu quả cho người mới (từ A – Z)

Đối với những người mới thì học hỏi kinh nghiệm đầu tư khách sạn của người đi trước truyền lại chính là kim chỉ nam giúp họ biết được mình nên làm gì, không nên làm gì để thành công. Nếu là một người “chân ướt chân ráo” vào nghề, dưới đây là tất tần tật những gì bạn nên biết về đầu tư khách sạn trước khi bắt tay vào thực hiện.

Tìm kiếm khách sạn tại Việt Nam dù là trên thực tế hay sách báo thì kết quả bạn nhận được chính là hàng loạt các khách sạn sẽ hiện ra trước mặt bạn ngay lập tức. Điều này cho thấy đây là một loại hình kinh doanh rất phổ biến, tính cạnh tranh cao. Khi khách hàng có nhiều sự lựa chọn cũng là lúc việc kinh doanh của các khách sạn gặp rất nhiều khó khăn. Làm thế nào để khách hàng chọn bạn mà không phải là đối thủ, nhất là khi đối thủ chính là những người trong nghề lâu năm, kinh nghiệm già dặn? Đừng lo lắng, những kiến thức mà Sea Trần chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn biết được cần làm gì để chiến thắng trên “chiến trường” khốc liệt này.

Đầu tư khách sạn & những điều nên biết

“Biết giặc biết ta, trăm trận trăm thắng” – câu nói này luôn đúng ở mọi thời đại. Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, bạn không thể nào chiến thắng nếu không biết mình là ai, đối thủ là “người” như thế nào, công việc mình đang làm là gì.

Khách sạn là một loại hình kinh doanh không mới nhưng luôn hấp dẫn, đó là lý do giải thích vì sao ngày càng nhiều người lựa chọn đầu tư khách sạn. Tuy nhiên đầu tư không phải là xu hướng cứ theo là sẽ thắng, mà đó là câu chuyện của sự am hiểu, vận hành và những bí quyết riêng. Đặc biệt là đối với người mới thì sự am hiểu về lĩnh vực đầu tư phải được đặt lên hàng đầu trước khi tiến hành bất cứ công đoạn lớn lao nào khác.

– Đầu tư khách sạn là gì?

Tại sao bạn phải trả lời được câu hỏi này? Bởi vì Sea Trần muốn chắc chắn rằng bạn biết mình đang làm gì, công việc đó là như thế nào, tránh trường hợp bạn theo nó nhưng lại không biết rốt cuộc là mình đang làm gì, mình mong muốn điều gì ở công việc này, vậy thì bạn không thể nào thành công được.

Vì vậy trước hết Sea Trần muốn bạn hiểu rõ 2 khái niệm: Đầu tư là gì? Và đầu tư khách sạn là gì?

Về khái niệm đầu tư, thì đó là một hoạt động sử dụng các nguồn lực như tài chính, vật chất, lao động, trí tuệ,… để thu về lợi nhuận và các lợi ích kinh tế – xã hội.

Suy ra đầu tư khách sạn (hay kinh doanh khách sạn) chính là hoạt động sử dụng tiền bạc, nhân lực, trí tuệ,… để cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ đi kèm nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng để mang về doanh thu và lợi nhuận cho mình.

Như vậy, mục đích chính của công việc này chính là tạo doanh thu, thu về lợi nhuận. Để làm được điều đó, bạn tạo ra các dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ đi kèm. Muốn vậy, bạn cần có tài chính, vật chất, trí tuệ và lao động để thực hiện nó.

kinh nghiệm đầu tư khách sạn 1

– Đầu tư khách sạn có đặc điểm gì?

Có rất nhiều các loại hình đầu tư khác nhau, trong đó đầu tư khách sạn được xếp vào loại hình đầu tư kinh doanh khởi nghiệp – một trong các loại hình được đánh giá là khó nhất bởi vì nó không chỉ đòi hỏi số vốn lớn mà còn phụ thuộc phần lớn vào sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp.

Đầu tư khách sạn có các đặc điểm sau:

  • Phụ thuộc vào sự phát triển của du lịch địa phương – nơi khách sạn “tọa lạc”;
  • Đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn (tiền đất, tiền xây dựng, tiền đầu tư cho trang thiết bị, tiện nghi và lao động);
  • Sử dụng nhiều lao động trực tiếp để phục vụ khách hàng được tốt nhất;
  • Mang tính thời vụ, được chia thành các mùa trong năm: mùa cao điểm và mùa thấp điểm.

– Các loại hình đầu tư khách sạn

Bạn cần phải biết điều này trước khi bắt tay vào thực hiện, bởi vì mỗi loại hình khách sạn sẽ hướng đến từng đối tượng và địa điểm phục vụ khác nhau.

Theo tiêu chuẩn sao có:

  • Khách sạn 1 sao
  • Khách sạn 2 sao
  • Khách sạn 3 sao
  • Khách sạn 4 sao
  • Khách sạn 5 sao

(Vị trí, kiến trúc, trang thiết bị, tiện nghi, dịch vụ, quy mô,… càng được đánh giá cao thì khách sạn càng được xếp hạng nhiều sao).

Theo quy mô có:

  • Khách sạn nhỏ: từ 10 – 150 phòng
  • Khách sạn vừa: từ 151 – 400 phòng
  • Khách sạn lớn: từ 401 – 1500 phòng
  • Khách sạn Mega: từ 1500 phòng trở lên.

Theo đặc thù có:

  • Khách sạn thương mại (Commercial Hotel): Đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nhân đi công tác, vì vậy khách sạn phải được đặt ở các thành phố lớn, những nơi có nền kinh tế – xã hội phát triển.
  • Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort Hotel): Đối tượng khách hàng là những người có nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, vì vậy khách sạn cần được đặt tại những nơi có tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn như biển, hồ, rừng, núi,…
  • Khách sạn sân bay (Airport Hotel): Đối tượng khách hàng là phi công, tiếp viên hàng không hoặc khách chờ chuyến bay cần lưu trú ngắn, vì vậy cần được sân dựng gần với sân bay.
  • Khách sạn sòng bạc (Casino Hotel): Đối tượng khách hàng là những người có nhu cầu vui chơi, giải trí, cờ bạc,…, vì vậy khách sạn cần được xây dựng gần các sòng bạc lớn.
  • Khách sạn bình dân (Hostel): Đối tượng khách hàng chính là những người có nhu cầu nghỉ ngơi qua đêm, các cặp tình nhân hoặc các phượt thủ. Khách sạn bình dân thường có mặt ở nhà ga, bến xe hoặc bất cứ nơi nào phù hợp.
  • Khách sạn căn hộ (Condotel): Được cho thuê và kinh doanh giống như khách sạn nhưng được trang bị đầy đủ các chức năng giống như một căn hộ, hướng tới đối tượng là nhóm bạn bè, gia đình hoặc người có nhu cầu lưu trú dài hạn. Khách sạn căn hộ thường có mặt tại các khu du lịch hoặc tại các thành phố lớn.
  • Khách sạn “con nhộng” (Pod Hotel): Là sự kết hợp giữa khách sạn và homestay, có nhiều phòng ngủ nhỏ trong một diện tích nhất định. Loại hình khách sạn này hướng tới khách du lịch và thường được “tọa lạc” tại các địa điểm du lịch nổi tiếng.

Có nên đầu tư khách sạn?

Nếu không đầu tư khách sạn, bạn có thể chọn đầu tư các lĩnh vực tương tự như đầu tư homestay, đầu tư resort; hoặc đầu tư các lĩnh vực khác như đầu tư quán cafe, đầu tư quán net, đầu tư quán ăn, đầu tư nhà đất, đầu tư phòng trọ,…; hoặc đầu tư vào vàng, chứng khoán, trái phiếu, đồ cổ,… Bạn đã chọn đầu tư khách sạn có lẽ đó là lĩnh vực phù hợp nhất với bạn lúc này. Tuy nhiên Sea Trần muốn bạn chắc chắn rằng mình đã có quyết định đúng dựa vào việc phân tích các ưu và nhược điểm của loại hình kinh doanh này. Nó sẽ một lần nữa giúp bạn biết được có nên đầu tư vào khách sạn hay không, hay nên chuyển hướng sang loại hình đầu tư khác.

– Ưu điểm

  • Lợi nhuận cao: “Một vốn bốn lời” là câu nói được dành cho kinh doanh khách sạn. Tuy nhiên không phải tất cả mọi khách sạn đều có lợi nhuận tốt, điều này còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
  • Khả năng thu hồi vốn nhanh: So với các loại hình đầu tư khác thì đầu tư khách sạn được đánh giá thu hồi vốn nhanh bởi vì sau khi xây dựng xong là có thể hoạt động ngay lập tức, lượng khách hàng ổn định, lợi nhuận cao,…
  • Thời gian đầu tư ngắn: Nếu khách sạn bạn đầu tư không phải là resort thì hầu hết các dạng khách sạn còn lại đều được thi công trong thời gian ngắn bởi vì chỉ cần đầu tư cho phòng ốc và các dịch vụ cơ bản.
  • Phù hợp với nhiều đối tượng: Kinh doanh khách sạn không cần đòi hỏi cao về chuyên môn, kiến thức như các lĩnh vực đầu tư khác, mà chỉ cần có vốn lớn cộng một số kinh nghiệm được nhắc đến ở phần 4 của bài viết thì bạn đã có thể bắt tay vào đầu tư.

kinh nghiệm đầu tư khách sạn 2

– Nhược điểm

  • Đòi hỏi vốn lớn: Khách sạn muốn kinh doanh thuận lợi thì phải được xây dựng ở những nơi đông đúc, vị trí tốt, giao thông thuận lợi,… Mà những nơi này thì giá đất hay giá thuê luôn luôn ở một mức cao. Sau khi mua hoặc thuê đất, bạn còn phải bỏ ra một số tiền rất lớn để xây dựng khách sạn, sắm sửa tiện nghi. Chưa hết, sau khi hoàn thiện bạn phải tiếp tục đầu tư một khoản tiền lớn để duy trì khách sạn, nhất là thời gian đầu lượng khách chưa ổn định. Do đó, muốn đầu tư vào khách sạn trước hết bạn phải có một số tiền lớn trong tay.
  • Tính cạnh tranh cao: Là ngành nghề kinh doanh “hot” của mọi thời đại nên đã, đang và sẽ có rất nhiều các khách sạn khác “mọc” lên. Liệu bạn có đủ “sức” và “lực” để tồn tại, phát triển và cạnh tranh với các khách sạn xung quanh hay không?
  • Quản lý khó khăn: Quản lý khách sạn nghe qua thì dễ nhưng thực tế khó khăn vô cùng. Là chủ đầu tư, bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề: thị trường cạnh tranh gay gắt, khối lượng công việc ngày một tăng cao, nhu cầu của khách hàng ngày càng phức tạp, nhân viên thiếu hụt, kiểm soát chi phí và doanh thu,…
  • Tệ nạn xã hội: Mại dâm, ma túy, cờ bạc,… là những tệ nạn thường xuất hiện tại các khách sạn. Nếu bị phát hiện thì không chỉ khách hàng bị phạt mà chủ khách sạn cũng không tránh khỏi liên quan. Đây là điều không một khách sạn nào muốn nhưng lại rất khó để kiểm soát vì khách sạn chính là nơi phải đảm bảo sự riêng tư.

Những điều cần chuẩn bị để kinh doanh khách sạn

– Vốn

Như đã nói ở trên, đầu tư khách sạn đòi hỏi một số vốn rất lớn, tuy nhiên cụ thể hết bao nhiêu thì điều này còn tùy thuộc vào loại hình khách sạn mà bạn lựa chọn.

Bạn sẽ phải dùng tiền để chi vào các khoản sau:

  • Mua hoặc thuê đất;
  • Xây dựng cơ sở hạ tầng;
  • Mua sắm tiện nghi;
  • Trả lương cho nhân viên;
  • Chi phí duy trì khách sạn: điện, nước, ga, internet,…

Dựa trên số vốn mình có và tính toán các khoản chi phí cần thiết bạn sẽ biết được đâu là loại hình khách sạn phù hợp với khả năng của mình.

kinh nghiệm đầu tư khách sạn 3

– Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Địa điểm là một trong các yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành – bại của kinh doanh khách sạn. Tùy vào loại hình khách sạn bạn lựa chọn mà quyết định địa điểm thuận lợi là nơi có đông dân cư hay nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn hay có giao thông thuận tiện,… Nếu bạn chọn đầu tư khách sạn bình dân thì bạn chỉ cần chọn một nơi đông dân, giao thông thuận tiện, vị trí tốt là được. Nhưng nếu bạn đầu tư khách sạn nghỉ dưỡng thì cần chọn nơi có không gian đẹp, nơi có hồ, núi, sông, biển,… thích hợp để du lịch và nghỉ dưỡng.

Khi tìm địa điểm kinh doanh, bạn cần biết:

  • Ở nơi khách sạn bạn “tọa lạc” hiện có bao nhiêu khách sạn?
  • Thế mạnh và điểm yếu của đối thủ là gì?
  • Khách sạn của bạn có lợi thế gì để cạnh tranh với họ?

– Nghiên cứu thị trường

Quá trình nghiên cứu thị trường, bạn phải trả lời được những câu hỏi sau:

  • Đối tượng khách hàng bạn hướng đến là ai?
  • Loại hình khách sạn mà bạn xây dựng là gì?
  • Bạn sẽ đầu tư cho cơ sở vật chất, tiện nghi ở mức độ nào?
  • Giá phòng sẽ được tính dựa trên chi phí hay đối thủ cạnh tranh?

kinh nghiệm đầu tư khách sạn 4

– Giấy phép kinh doanh

Là một ngành kinh doanh có điều kiện, để được phép kinh doanh thì bạn phải xin giấy phép. Muốn có giấy phép thì khách sạn của bạn phải đáp ứng được điều kiện sau:

  • Phải đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;
  • Phải có biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

(Cụ thể các điều kiện được quy định tại Luật Du lịch 2017 và Nghị định số 168/2017/NĐ-CP, Nghị định số 06/2017/TT-BVHTTDL bạn nên tìm hiểu thêm thật kỹ).

– Xây dựng

Sau khi đã hoàn thành 4 bước nói trên thì đây là lúc bạn tiến hành thi công, xây dựng khách sạn. Bạn nên thuê đơn vị xây dựng có uy tín để đảm bảo chất lượng khách sạn, thi công đúng yêu cầu, đảm bảo tiến độ.

– Nhân viên

Kinh doanh dịch vụ nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng thì con người là yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công. Trước khi khách sạn đi vào vận hành thì bạn phải đảm bảo mình đã có sẵn một đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, thái độ phục vụ nhiệt tình, kỹ năng xử lý tình huống tốt,… Ngoài ra, quản lý khách sạn là một công việc không hề dễ dàng, nếu như bạn không có chuyên môn, kinh nghiệm thì tốt hơn hết hãy thuê một quản lý.

kinh nghiệm đầu tư khách sạn 5

Toàn bộ kinh nghiệm đầu tư khách sạn hiệu quả, “một vốn bốn lời”

– Đầu tư vào các tiện nghi

Cuộc sống của con người ngày càng hiện đại, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao. Nghỉ ngơi tại khách sạn dù là vài ngày ngắn ngủi hay chỉ một đêm duy nhất thì điều họ mong muốn chính là sự thoải mái, được tận hưởng và thư giãn. Chính vì vậy khách sạn không chỉ được thiết kế đẹp mà còn nên đầu tư vào các tiện nghi đầy đủ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của khách hàng.

Các tiện nghi cơ bản nên có trong khách sạn đó là: giường ngủ, điều hòa, đồ dùng phòng tắm, tivi, bàn ghế, wifi, thang máy, tủ quần áo, két an toàn,  nhà hàng, hồ bơi,…

– Đa dạng hóa các dịch vụ

Đa dạng hóa dịch vụ trong khách sạn không chỉ là cách để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và toàn diện, mà đây còn là cách để tăng doanh thu cho khách sạn (bên cạnh doanh thu duy nhất đến từ việc cho thuê phòng). Nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí của con người ngày càng cao, vì vậy xu hướng sử dụng dịch vụ ngày càng gia tăng. Nếu như khách sạn của bạn không chú trọng vào khâu dịch vụ thì cho dù phòng ốc có tốt đến mấy e rằng cũng không giữ chân được khách hàng.

Dưới đây là các dịch vụ cơ bản nên có trong khách sạn: nhà hàng, quầy bar, quán cafe, dịch vụ spa, phòng họp, dịch vụ giặt ủi, dịch vụ phòng 24/24, dịch vụ xe đưa đón sân bay, dịch vụ trông trẻ, dịch vụ bể bơi, dịch vụ cho thuê xe tự lái, dịch vụ đặt vé máy bay, tuor du lịch, dịch vụ karaoke, dịch vụ thu đổi ngoại tệ,…

Tùy vào quy mô, hạng sao và khả năng của bạn mà quyết định sử dụng các dịch vụ hợp lý. Quy mô càng lớn, sao càng cao thì các dịch vụ càng phải đa dạng. Và ngược lại, quy mô nhỏ, sao thấp thì dịch vụ không cần thiết có quá nhiều, miễn sao vẫn phục vụ khách hàng được tốt trong tầm giá chi trả.

kinh nghiệm đầu tư khách sạn 9

– Xây dựng chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là tập hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu. Đối với đầu tư khách sạn, mục tiêu chính là để khách hàng sử dụng dịch vụ, và muốn làm được điều đó cần phải có các biện pháp, cách thức thực hiện cụ thể, gọi đó là chiến lược kinh doanh.

Dưới đây là chiến lược kinh doanh khách sạn mà người trước truyền lại, bạn nên tham khảo để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân:

  • Tập trung vào khách hàng: Họ là người trực tiếp trải nghiệm dịch vụ, đồng thời cũng là người tạo ra doanh thu cho bạn. Vì vậy cần phải: phân tích thông tin nhân khẩu học, hành vi, sở thích của khách hàng mục tiêu, để biết họ thuộc nhóm khách nào (bình dân hay cao cấp), mức chi trả của họ là bao nhiêu (cao hay thấp), họ mong muốn gì khi ở khách sạn,… từ đó tập trung phục vụ nhu cầu của khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm và đề cao trải nghiệm của khách hàng.
  • Không ngừng cải thiện chất lượng phòng và dịch vụ: Ngoài các tiện nghi và dịch vụ được nói đến ở trên thì khách sạn nên ứng dụng các phần mềm quản lý, kết nối với các trang đặt phòng trực tuyến để nâng cao chất lượng phục vụ, rút ngắn khoảng cách giữa khách hàng và khách sạn.
  • Tăng cường hoạt động marketing: Marketing giúp định vị hình ảnh thương hiệu của khách sạn, được nhiều người biết đến. Bằng cách: sử dụng tivi, báo đài, mạng xã hội hoặc các công cụ tìm kiếm như Google, Coc Coc,…
  • Đảm bảo giá cho thuê luôn tốt nhất: Khách hàng ngày nay trước khi quyết định thuê khách sạn nào họ thường sẽ tìm hiểu rất kỹ, so sánh các khách sạn với nhau về tiêu chí chất lượng và giá cả. Vì vậy song song với việc đẩy mạnh chất lượng thì bạn cũng phải đảm bảo giá thuê phòng mình đưa ra ở mức phù hợp với mặt bằng chung.
  • Chiến lược kinh doanh theo mùa: Tùy vào mùa cao điểm hay thấp điểm mà bạn đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá phù hợp để tăng khả năng thu hút khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ.

– Chú trọng đào tạo nhân viên

Nhân viên là người trực tiếp tiếp xúc, phục vụ khách hàng vì vậy họ là một trong những yếu tố để ghi điểm hoặc làm mất điểm trong mắt khách. Nhân viên vui vẻ, nhiệt tình, phục vụ tốt khách hàng giúp khách cảm thấy hài lòng thì khả năng quay lại của họ sẽ cao hơn. Đồng thời khi họ đánh giá khách sạn của bạn với những người khác chắc chắn sẽ không tiếc lời khen cho sự phục vụ tận tình, chu đáo này.

Đó là lý do giải thích vì sao hiện nay các khách sạn đều chú ý đến việc tuyển chọn và đào tạo nhân viên. Họ không chỉ là người giỏi làm việc mà còn phải biết ứng xử, giao tiếp thật tốt. Bạn muốn kinh doanh khách sạn hiệu quả thì không thể bỏ qua yếu tố này.

– Tạo ra sự khác biệt

Với thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu bạn không tạo nên sự khác biệt cho riêng mình thì khó có thể tồn tại và tìm được chỗ đứng. Ngay cả bạn còn không biết mình khác đối thủ ở chỗ nào thì khách hàng làm sao nhận ra để có thể lựa chọn. Hoặc nếu bạn tìm được sự khác biệt của mình nhưng không truyền tải nó đến cho khách hàng thì họ cũng không thể biết được. Vì vậy, trước hết bạn cần có:

  • Một website riêng của khách sạn
  • Tăng cường quảng bá trên mạng xã hội
  • Sử dụng tivi, báo đài,…

Nhưng như thế nào là sự khác biệt?

  • Là điều quan trọng đem lại lợi ích, giá trị cho khách hàng
  • Là điều khác biệt chưa có ai tạo ra hay áp dụng
  • Đó phải là điều dễ truyền đạt và đập ngay vào mắt khách hàng
  • Đi trước đối thủ, không dễ để đối thủ sao chép
  • Vừa với túi tiền của khách hàng
  • Phải đem đến doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn.

Vậy làm thế nào để tạo ra sự khác biệt cho khách sạn? Dưới đây là một số yếu tố bạn có thể tham khảo để tạo nên sự khác biệt cho khách sạn của mình:

  • Khác biệt về chất lượng phòng: sử dụng loại nệm khác biệt, nội thất sử dụng độc đáo, đa dạng các loại sữa tắm, dầu gội,…
  • Khác biệt về các dịch vụ đi kèm: ngoài các dịch vụ thông thường mà khách sạn nào cũng có, hãy tìm kiếm thêm các dịch vụ khác chưa từng có ở khách sạn nào, ví dụ như đi chợ hộ, chuyển hàng giùm,…
  • Khác biệt về nhân sự: Chuyên nghiệp và nhiệt tình là 2 “đức tính” mà nhân viên khách sạn nào cũng có. Để tạo sự khác biệt, nhân viên của khách sạn bạn ngoài các “đức tính” cơ bản thì cần có thêm các yếu tố nổi bật khác, ví dụ như: chiều cao (chiều cao bằng nhau), nhan sắc (đều là những người xinh đẹp), giọng nói (nhẹ nhàng, dễ thương),…
  • Khác biệt về hình ảnh thương hiệu: Điều này đòi hỏi bạn phải có một chiến lược marketing thật tốt để định vị và phủ sóng thương hiệu với các đặc điểm nhận dạng rất riêng.

kinh nghiệm đầu tư khách sạn 7

– Sử dụng OTA

OTA (Online Travel Agent) là đại lý du lịch trực tuyến bán các sản phẩm dịch vụ du lịch như đặt phòng khách sạn, tour du lịch, vé máy bay,… Tại Việt Nam, các công ty du lịch trực tuyến như Booking, Ivivu, Abay, Agoda, Trivago… là những cái tên điển hình cho mô hình OTA.

Đối với OTA, khách sạn sẽ dễ dàng bán phòng cho khách hàng nhờ vào việc có mặt trên các website của công ty du lịch trực tuyến. Các công ty du lịch trực tuyến sẽ có nhiệm vụ marketing cho bạn, đổi lại bạn sẽ phải trả ra một khoản chi phí tương ứng. Công việc của bạn khi sử dụng OTA chính là phải thường xuyên theo dõi lượng khách đặt phòng theo ngày, theo tháng để cập nhật nhu cầu của khách hàng, thống kê những phản hồi, xu hướng đặt phòng của khách để điều chỉnh lại mức giá cho hợp lý hoặc có các chương trình thu hút khách hơn.

Ngoài ra, OTA còn là một kênh marketing vô cùng hiệu quả mà không tốn nhiều chi phí. Việc tên khách sạn của bạn xuất hiện thường xuyên trên website của các công ty du lịch, dù khách hàng có chọn bạn hay không thì thương hiệu của bạn đã dần dần được định vị trong đầu của khách hàng.

Tuy nhiên, không phải cứ liên kết với OTA thì khách sạn của bạn sẽ thành công, mà điều đó còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố kể trên. Ngoài ra, chọn và sử dụng OTA như thế nào để hiệu quả cũng là một trong các vấn đề bạn cần chú ý. Theo những người đã có kinh nghiệm thì khi chọn kênh OTA người mới cần lưu ý:

  • Chọn kênh OTA uy tín, nổi tiếng, có các chính sách tốt;
  • Thường xuyên liên hệ với OTA để biết được tình hình đặt phòng, xu hướng của khách hàng, lợi thế và nhược điểm của mình;
  • Hình ảnh sử dụng trên OTA phải hấp dẫn và thuyết phục;
  • Đồng bộ các kênh OTA để quản lý dễ dàng;
  • Tích hợp các OTA với phần mềm quản lý.

– Tham gia vào mạng xã hội

Hiện nay, người người nhà nhà đều sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm và trao đổi thông tin. Nếu đầu tư khách sạn mà bỏ lỡ mạng xã hội thì thật sự là đã bỏ đi một cơ hội tìm kiếm và giữ chân khách hàng.

Có nhiều mạng xã hội nhưng đối với ngành khách sạn thì Facebook, Instagram, Youtube, Tik Tok và Twitter là những kênh hiệu quả nhất. Việc bạn cần làm chính là:

  • Xây dựng các trang mạng xã hội;
  • Cập nhật toàn bộ thông tin lên mạng xã hội một cách chi tiết và chính xác;
  • Tương tác với cộng đồng trong mạng xã hội;
  • Cung cấp các thông tin hữu ích đến khách hàng theo quy tắc 80 – 20 (80% các nội dung liên quan – 20% các nội dung về dịch vụ, khuyến mãi của khách sạn);
  • Bám sát vào thương hiệu;
  • Đảm bảo tính chân thực cho mọi bài viết và hình ảnh;

kinh nghiệm đầu tư khách sạn 8

Tổng kết

Đầu tư khách sạn nghe thì dễ nhưng thực hiện, đặc biệt là duy trì sự tồn tại và phát triển thì rất khó. Cái khó của kinh doanh khách sạn không chỉ nằm ở sự phổ biến, tính cạnh tranh mà còn là ngành phục vụ khách hàng. Khách hàng thì có “dăm bảy kiểu” không ai giống ai, để phục vụ tốt tất cả mọi khách hàng đó là điều khó có thể thực hiện. Tuy nhiên với các kinh nghiệm đầu tư khách sạn mà Sea Trần chia sẻ ở trên hi vọng bạn đã biết mình nên làm gì để có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ.

Xem thêm: