Toàn bộ kinh nghiệm hoàn thuế dự án đầu tư (Mới nhất)

Toàn bộ kinh nghiệm hoàn thuế dự án đầu tư (Mới nhất)

Hoàn thuế dự án đầu tư là gì? Trường hợp nào được hoàn thuế? Hồ sơ, thủ tục, quy trình thực hiện ra sao?

Thuế là một trong những khái niệm không xa lạ với các cá nhân, doanh nghiệp. Mặc dù chưa có một khái niệm chung nào về thuế được thống nhất trên thế giới, nhưng có thể hiểu đơn giản, đây chính là “một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung” hoặc “Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau”.

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đầu tư và “hoàn thuế” là nội dung rất được quan tâm. Tuy nhiên, hoàn thuế dự án đầu tư cần tuân theo các trường hợp mà pháp luật quy định cũng như quy trình thực hiện đảm bảo về pháp lý.

Dưới đây là toàn bộ kinh nghiệm hoàn thuế dự án đầu tư mới nhất theo các quy định hiện hành.

Tổng quan về dự án đầu tư

Dự án đầu tư là gì?

Theo quy định tại Luật Đầu tư 2014: “Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.”

Từ khái niệm này có thể khái quát thành các cách hiểu:

  • Về mặt hình thức: dự án đầu tư là tập hợp hồ sơ, trong đó có các tài liệu trình bày một cách chi tiết, có hệ thống về các hoạt động, chi phí theo kế hoạch để đạt được những kết quả, mục tiêu trong tương lai.
  • Về mặt nội dung: dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau, được kế hoạch hóa nhằm đạt được các mục tiêu trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực.
  • Về góc độ quản lý: dự án đầu tư có thể xem là một công cụ, dùng để quản lý việc sử dụng lao động, vốn, vật tư,… tạo ra các kết quả tài chính, xã hội, kinh tế trong một thời gian dài.

Ngoài ra, dự án đầu tư còn là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý, cấp phép đầu tư. Dựa vào đây để triển khai các hoạt động đầu tư, đánh giá hiệu quả dự án; thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.

Các đặc điểm của dự án đầu tư

Các dự án đầu tư có 3 đặc chính dưới đây.

Thứ nhất, thời gian của một dự án đầu tư có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn nhưng đều hữu hạn, cụ thể:

Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.

Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm.

Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm.

Thứ hai, dự án đầu tư luôn có mục tiêu rõ ràng.

Mục tiêu rõ ràng, cụ thể là những đặc trưng, yêu cầu cơ bản của bất kỳ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nào, thời gian thực hiện bao lâu, chi phí ước tính ra sao,… Trong đề xuất dự án đầu tư nộp kèm hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư là nội dung quan trọng được thể hiện, là cơ sở quan trọng để được xét duyệt dự án.

Thứ ba, dự án đầu tư hoàn toàn có thể được chuyển nhượng.

Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 45 Luật đầu tư 2014. Cụ thể:

  • Không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động;
  • Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  • Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có).

Tổng quan dự án đầu tư

Các loại dự án đầu tư hiện nay

Việc phân loại dự án đầu tư có thể dựa trên nhiều tiêu chí. Theo quy định hiện hành, có thể phân loại như sau.

Phân loại theo thời điểm thực hiện

  • Dự án đầu tư mới: là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đang hoạt động.
  • Dự án đang hoạt động

Phân loại theo nguồn vốn đầu tư

  • Dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công
  • Vốn ngân sách nhà nước;
  • Vốn trái phiếu chính phủ;
  • Vốn công trái quốc gia;
  • Vốn trái phiếu chính quyền địa phương;
  • Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
  • Vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
  • Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước;
  • Vốn từ nguồn thu để lại đầu tư nhưng chưa đưa vào ngân sách nhà nước;
  • Vốn vay khác của ngân sách địa phương
  • Vốn vay thương mại;
  • Vốn liên doanh liên kết;
  • Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;
  • Vốn huy động trên các thị trường tài chính
  • Vốn tư nhân

Phân loại theo mức độ quan trọng và quy mô của dự án

  • Dự án quan trọng quốc gia: Là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết, đáp ứng một trong các tiêu chí:
    + Sử dụng vốn đầu tư công từ 10,000 tỷ đồng trở lên;
    + Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường;
    + Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai cụ trở lên với quy mô tư 500 héc ta trở lên;
    + Di dân tái định cư từ 20,000 người trở lên ở miền núi, từ 50,000 trở lên ở các vùng miền khác;
    + Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặt biệt cần được quốc hội quyết định
  • Dự án nhóm A;
  • Dự án nhóm B;
  • Dự án nhóm C;

Phân loại theo tính chất đầu tư

  • Dự án đầu tư có cấu phần xây dựng: là những dự án đầu tư như xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án
  • Dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng: là dự án đầu tư như dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị máy móc và dự án khác.

Phân loại theo lĩnh vực đầu tư

  • Dự án đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải
  • Dự án đầu tư vào lĩnh vực nông – lâm – ngư – diêm nghiệp
  • Dự án đầu tư lĩnh vực công nghiệp;
  • Dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng;
  • Dự án đầu tư vào lĩnh vực thương nghiệp;
  • Dự án đầu tư vào lĩnh vực năng lượng;
  • Dự án đầu tư vào lĩnh vực vận tải;
  • Dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin; phần mềm, nội dung số;
  • Dự án đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngân hàng;
  • Dự án đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm;
  • Dự án đầu tư vào lĩnh vực giáo dục;
  • Dự án đầu tư vào lĩnh vực y tế;
  • Dự án đầu tư vào lĩnh vực khác.

Phân loại theo vùng lãnh thổ

  • Theo tỉnh, thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Đà Nẵng,…
  • Theo vùng lãnh thổ: vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Nam Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ.

Kinh nghiệm hoàn thuế dự án đầu tư

Theo quy định hiện hành, đối với các dự án đầu tư, phần thuế GTGT mua vào khi đáp ứng được các điều kiện luật định thì doanh nghiệp có thể thực hiện hoàn thuế.

Điều kiện chung để được hoàn thuế

  • Là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ,
  • Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền,
  • Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật,
  • Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
  • Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.

Điều kiện được hoàn thuế

Hồ sơ hoàn thuế dự án đầu tư

  • Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN mẫu 01/ĐNHT (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC).
  • Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư theo mẫu số 02/GTGT
  • Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT.
  • Các tài liệu giải trình kèm theo (nếu có)

Cách kê khai thuế cho các dự án đầu tư

Điểm c khoản 3 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn kê khai thuế GTGT đối với dự án đầu tư như sau:

“Trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư thì lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư và phải bù trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư với thuế giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Sau khi bù trừ nếu có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư mà chưa được bù trừ hết theo mức quy định của pháp luật về thuế GTGT thì được hoàn thuế giá trị gia tăng cho dự án đầu tư”.

Các trường hợp hoàn thuế dự án đầu tư cụ thể

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 của Quốc hội về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư và Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 13/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế, doanh nghiệp được hoàn thuế trong các trường hợp:

  • Cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên.
  • Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện.
  • Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
  • Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mà chưa được khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.

Lưu ý:

  • Trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế thì cơ sở kinh doanh lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư
  • Người nộp thuế phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.
  • Trường hợp cơ sở kinh doanh có quyết định thành lập các Ban Quản lý dự án hoặc chi nhánh đóng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính để thay mặt người nộp thuế trực tiếp quản lý một hoặc nhiều dự án đầu tư tại nhiều địa phương; Ban Quản lý dự án, chi nhánh có con dấu theo quy định của pháp luật, lưu giữ sổ sách chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, có tài khoản gửi tại ngân hàng, đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế thì Ban Quản lý dự án, chi nhánh phải lập hồ sơ khai thuế, hoàn thuế riêng với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký thuế.

Tuy nhiên, các văn bản này cũng nêu rõ, một số trường hợp sẽ không được hoàn thuế mà sẽ kết chuyển:

Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký theo quy định của pháp luật. Các hồ sơ đề nghị hoàn thuế dự án đầu tư nộp từ ngày 01/7/2016 của cơ sở kinh doanh nhưng tính đến ngày nộp hồ sơ không góp đủ số vốn điều lệ như đăng ký theo quy định của pháp luật.

Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư là dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng:

  • Cơ sở kinh doanh chưa được cấp giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
  • Chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
  • Chưa có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
  • Chưa đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới hình thức văn bản theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động là dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh bị:

  • Thu hồi giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
  • Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
  • Thu hồi văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;

Hoặc, trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh không đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư. Khi này, thời điểm không hoàn thuế giá trị gia tăng được tính từ thời điểm cơ sở kinh doanh bị thu hồi một trong các loại giấy tờ nêu trên hoặc từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh không đáp ứng được các điều kiện về đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01/7/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư.

Thủ tục khai và nộp thuế cho dự án đầu tư

Thủ tục Khai thuế giá trị gia tăng cho dự án đầu tư

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người nộp thuế thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi hoặc khác nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư thì lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư và gửi đến cơ quan thuế.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

  • Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế: công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận, số lượng hồ sơ vào sổ văn thư.
  • Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính: công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
  • Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử: việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm hoàn thuế dự án đầu tư cũng như một số thông tin cơ bản về dự án đầu tư. Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết hơn tại các văn bản luật, thông tư hướng dẫn.

Xem thêm: