Học mẹ “lười” cách dạy con tự lập

Học mẹ “lười” cách dạy con tự lập

Cuốn sách “Một đứa trẻ độc lập hay làm thế nào để trở thành một bà mẹ lười biếng?” đã cho thấy cách dạy con cực kỳ hiệu quả của một bà mẹ tự nhận mình là “kẻ lười”.

Nuôi dạy con cái có nhiều cách, nhiều phương pháp, mà có thể khi mang ra bàn luận sẽ phát sinh nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, dù áp dụng phương pháp nào, mục đích sau cùng của các bà mẹ vẫn là sự trưởng thành của con cái, giúp chúng trở nên tự lập, bản lĩnh và tự giác hơn.

Không riêng gì Anna Bykova (tác giả của cuốn sách kể trên), Việt Nam cũng có Thu Hà (Mẹ Xu Sim), tác giả của cuốn sách “Con nghĩ đi, mẹ không biết”, chia sẻ về cách dạy con tự lập theo phương pháp vô cùng độc đáo.

Hãy thử cách của một bà mẹ lười biếng dưới đây, để thấy sự thay đổi của con cái diễn ra như thế nào.

Tập thói quen sử dụng bô

Dạy bé ngồi bô

Để hình thành thói quen ngồi bô khi đi vệ sinh cho trẻ thực sự là công việc cần rất nhiều kiên nhẫn. Tuy nhiên, sẽ đơn giản nếu bạn:

  • Mua cho bé chiếc bô màu sắc hoặc có hình dáng con vật mà bé yêu thích.
  • Hãy nhờ anh/chị/bạn bè của bé ngồi lên bô, để bé thấy điều này không có gì đáng sợ.
  • Không nên ép bé quá mức nếu bé chưa kịp thích nghi.
  • Cổ vũ và khen ngợi bé.
  • Thử đặt một con gấu bông lên bổ, kể những câu chuyện về các nhân vật luôn ngồi bô khi muốn đi vệ sinh để quần áo được sạch sẽ.

Cách này sẽ giúp bé chủ động và hào hứng hơn với việc ngồi bô.

Để các vật nguy hiểm ngoài tầm tay trẻ

Những vật dụng có nguy cơ khiến trẻ bị thương như: dao, kéo, nĩa, đũa, bút chì, thuốc… nên được cất/giấu ở những nơi xa tầm tay của chúng, chỉ một chút sơ sẩy có thể gây ra hậu quả khôn lường.

Tuy nhiên, nếu bé muốn chạm vào chúng, bạn vẫn có thể cho phép dưới sự giám sát của mình. Càng cấm đoán, chúng sẽ chỉ càng thấy tò mò hơn mà thôi. Vì vậy, hãy hướng dẫn chúng sử dụng vật dụng này một cách an toàn và chủ động cất đặt ở những nơi an toàn.

Dạy các kỹ năng an toàn cho bé

Tập cách trấn tĩnh cho trẻ khi giận dữ

Khi trẻ có thái độ giận dữ, đừng la mắng chúng, hãy khiến bé bị xao nhãng bằng việc chỉ cho chúng thấy một điều gì đó đang diễn ra và rủ chúng cùng làm điều ấy. Trường hợp trẻ giận dữ khi ra ngoài, hãy mang theo vài quả bóng bay để xử lý kịp thời. Hoặc một cách khác nếu như ở nhà, bạn có thể làm lơ với sự giận dữ của chúng.

Xử lý khi bé lười ăn

Nếu bé lười ăn, hãy thử “quên” cho bé ăn trong bữa tiếp theo. Chắc chắn bé sẽ bám lấy bạn để đòi ăn. Không đứa trẻ nào có thể chịu đựng được cơn đói khi bao tử “réo gọi”. Thay vì la mắng, ép chúng ăn, hãy để cơn đói dạy cho bé ý nghĩa của việc ăn đúng giờ.

Hoặc bạn cũng có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ bằng việc hạn chế cho chúng ăn vặt giữa các bữa ăn. Những món ăn này tuy ngon miệng, hấp dẫn nhưng thực sự không tốt cho sức khỏe của bé.

Bạn cũng nên:

  • Tránh không cho trẻ sử dụng các sản phẩm có chứa chất phụ gia và hương vị nhân tạo.
  • Cho trẻ ăn ít đồ ngọt, hạn chế tối đa việc trẻ tiêu thụ nước ngọt.
  • Tạo ra các hoạt động thay vì cho trẻ ngồi hàng giờ xem tivi hay chơi game.

Cho con đi ngủ

Với các bà mẹ, có lẽ đây là nỗi ám ảnh lớn nhất, không gì khó hơn việc dỗ con ngủ đúng giờ. Thậm chí, một số bé còn khóc lóc trước khi đi ngủ khiến mẹ kiệt sức.

Đi ngủ đúng giờ

Trong trường hợp này, bạn có thể thử xây dựng thói quen đi ngủ đúng giờ cho bé bằng cách:

  • Định hướng cơ thể: ngồi trên ghế cạnh giường của con, đặt một tay lên đùi con, nhẹ nhàng cố định chân của bé, tay còn lại bạn đặt lên vai bé. Sau đó, bạn thực hiện những động tác lắc lư thật nhẹ nhàng hoặc vỗ nhè nhẹ lên mông bé.
  • Bắt chước hơi thở của con: khi đặt tay lên cơ thể của con, cảm nhận hơi thở của bé và bắt chước theo, đồng thời bạn vẫn vỗ về hoặc lắc lư bé nhè nhẹ.
  • Đọc sách có nội dung rủ ngủ cho trẻ nghe: nên chọn những cuốn sách có nội dung mang tính chất vỗ về giấc ngủ và hãy đọc thật chậm khi thở ra, tạo ra nhịp điệu nhịp nhàng.

Một vài phương pháp hay ho được các bà mẹ trải nghiệm thực tế và chia sẻ. Ai đang đau đầu với việc dạy con hoặc sắp trở thành mẹ bỉm nên tham khảo để nuôi dạy con dễ dàng hơn.

Xem thêm: