Đường vành đai 4: Tuyến giao thông quan trọng nối liền 5 tỉnh phía Nam

Đường vành đai 4: Tuyến giao thông quan trọng nối liền 5 tỉnh phía Nam

Đường vành đai 4 có chiều rộng 74,5m và 8 làn xe theo quy hoạch. Dự án được thực hiện qua 2 giai đoạn để tăng hiệu quả đầu tư. Giai đoạn 1 xây dựng 4 làn xe với tổng vốn là 7.075 tỷ đồng (chưa tính lãi vay), trong đó Nhà nước góp 2.600 tỷ đồng.

Đường vành đai 4 khi đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao tăng trưởng kinh tế của Bình Dương. Ngoài ra, các dự án bất động sản gần kề tuyến đường này cũng có cơ hội phát triển như Phúc An Asuka hay Phúc An Ashita.

Đường vành đai 4: Dự án giao thông quan trọng phía Nam

Đường vành đai 4 nối liền các tuyến giao thông quan trọng của khu vực phía Nam. Đường bắt nguồn từ khu vực Phú Mỹ (điểm giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu), đi qua sân bay Long Thành và các cao tốc khác như TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, quốc lộ 1A và 22. Đường kết thúc tại khu đô thị cảng Hiệp Phước (điểm giao đường trục Bắc-Nam).

Tuyến vành đai 4 được Thủ tướng duyệt quy hoạch vào năm 2013 với chi phí khoảng 98.537 tỷ đồng (không tính cầu vượt, trực thông của các tuyến đường khác). Vốn đầu tư cho dự án này bao gồm ngân sách Nhà nước, trái phiếu chính phủ, ODA; vốn tư nhân và quỹ đất của các địa phương mà đường đi qua.

Diện tích: Theo dự kiến, tuyến đường Vành đai 4 sẽ cần khoảng 2.061 ha đất để quy hoạch. Cụ thể, diện tích đất trên các địa phương mà đường đi qua sẽ được phân bổ như sau:

  • Bà Rịa – Vũng Tàu: 184 ha;
  • VĐ4 Đồng Nai: 273 ha;
  • Tp. Hồ Chí Minh: 452 ha (đường VDD4 Củ Chi);
  • VĐ4 Bình Dương: 441 ha;
  • VĐ4 Long An: 711 ha;

Đường vành đai 4 khi xong sẽ rộng 74,5m gồm 8 làn xe cao tốc, 4 làn xe đô thị và vỉa hè. Tuyến đường có 10 cầu qua sông và 1 cầu qua nút giao QL1. Giai đoạn 1 của dự án có chi phí hơn 6.707 tỷ đồng. Vốn đầu tư được dự trù theo phương thức BOT kết hợp BT.

Đường Vành đai 4 – TP.HCM: 5 đoạn đường nối liền 197,6km, cụ thể:

  • Đoạn 1: Phú Mỹ – Trảng Bom (Vành đai 4 Phú Mỹ – Trảng Bom) nối liền Cảng Phú Mỹ (điểm giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu) và Trảng Bom (Đồng Nai), hướng đến sân bay Long Thành. Đoạn đường này cắt cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
  • Đoạn 2: QL1 (Trảng Bom, Đồng Nai) – QL13 (Tân Uyên – Bình Dương): Nối liền QL1A (ở Trảng Bom) và quốc lộ 13 (ở Tân Uyên – Bình Dương), qua cầu Thủ Biên bắc qua sông Đồng Nai.
  • Đoạn 3: QL1 (Tân Uyên – Bình Dương) – QL22 (Củ Chi, TP.HCM): Nối liền QL1 (ở Tân Uyên, BD) và quốc lộ 22 (ở Củ Chi), qua cầu Phú Thuận bắc qua sông Sài Gòn.
  • Đường Vành đai 4 góp phần nâng cao hạ tầng, thúc đẩy kinh tế và giảm ùn tắc giao thông cho tỉnh Bình Dương. Đường này liên kết 5 tỉnh thành lớn ở phía Nam: Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – TP.HCM – Long An. Bình Dương nằm ở vị trí trung tâm sẽ là điểm trung chuyển hàng hóa cho các tỉnh Tây Nguyên, miền Tây, Đông Nam Bộ.
  • Đoạn 4: QL22 (Củ Chi, TP.HCM) – cao tốc TP.HCM (Bến Lức – Long An): Nối liền quốc lộ 22 (ở Củ Chi) và cao tốc Tp.HCM – Trung Lương (ở Bến Lức), đi theo hướng ĐT.823, ĐT.824 và ĐT.830 qua Hậu Nghĩa.
  • Đoạn 5: Đoạn Bến Lức – Long An tới cuối tuyến trục Bắc Nam TP.HCM: Nối liền quốc lộ 1A (ở Khu công nghiệp Long Hiệp) và đường trục Bắc Nam (ở Khu đô thị – cảng Hiệp Phước), qua quốc lộ 50.

Đường này khi xong sẽ đón và phân phối giao thông từ miền Tây Nam bộ, giúp giảm áp lực và ùn tắc giao thông cho các tuyến đường trong TP HCM.

Đường vành đai 4 : Huyết mạch giao thông quan trọng nối liền 5 tỉnh phía Nam -1

Tác động kinh tế tích cực, mở ra tương lai chờ

Vành đai 4 là một dự án giao thông quan trọng cấp Quốc gia. Khi hoàn thành, các dịch vụ liên quan sẽ phát triển mạnh mẽ tạo nên một vùng đất nhộn nhịp, sôi động kết nối với TP HCM. Kinh tế và nhà ở ở hai bên Vành đai 4 sẽ thúc đẩy kinh tế ở các vùng lân cận. Do đó, không những mặt tiền được lợi mà các vùng trong phía sau cũng có cơ hội.

Đường này cũng giúp kết nối các tỉnh thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, nối liền đồng bằng sông Cửu Long với miền Đông nam bộ và khu cảng Hiệp Phước, cảng Long An. Điều này đóng góp vào việc thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển dịch vụ cảng.

Đường Vành đai 4 giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khi lưu thông giữa các khu vực trong Bình Dương, TPHCM, cảng Cát Lái, sân bay Long Thành, Long An.

Đường Vành đai 4 hướng tới mục tiêu chiến lược là hòa nhập Quốc tế, vì đường này nối liền với cảng Cát Lái và sân bay Long Thành, nơi là trung tâm trung chuyển hàng hóa của miền Nam.

Đường vành đai 4 : Huyết mạch giao thông quan trọng nối liền 5 tỉnh phía Nam -2

Bất động sản hưởng lợi lớn, giá nhà đất tăng theo tiến độ vành đai 4

Đường Vành đai 4 ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc lưu thông của người dân khu vực phía Nam. Nó hoàn thiện, thống nhất và đồng bộ hóa hạ tầng khu vực một cách tuyệt vời. Tuy chưa xong, tuyến đường này đã gây ra những thay đổi rất lớn. Điều này mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho người dân sống trong khu vực.

Hiện tại, Bình Dương là một trong những khu vực hưởng lợi nhiều nhất từ đường Vành Đai 4. Đồng thời, đây là điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư đổ bộ.

Vành đai 4 là một tuyến đường quy mô Quốc gia. Khi hoạt động, các dịch vụ phụ trợ sẽ phát triển mạnh mẽ tạo nên một dải đất nhộn nhịp, sôi động nối với TP HCM. Sự phát triển nhà ở, kinh tế ở hai bên đường Vành đai 4 tác động kinh tế ở vùng lân cận. Do đó, không chỉ mặt tiền được lợi mà các vùng sâu phía trong cũng có lợi.

Thúc đẩy giá trị bất động sản là diễn biến chắc chắn sẽ diễn ra. Điều này rất có lợi cho thời thế vì nơi nào có giá trị bất động sản cao cho thấy tiềm năng của nó.

Kể từ khi có tin về dự án xây dựng đường vành đai 4, thị trường bất động sản và người dân xung quanh đều mong chờ. Chỉ sau một thời gian ngắn khi đề án được thông qua tỉnh Bình Dương đã có nhiều thay đổi bất ngờ, nhiều doanh nghiệp đã được thành lập mới.

Các nhà đầu tư lớn trên thị trường bất động sản cũng không để lỡ một điểm đến tiềm năng. Nhiều dự án đã và sẽ được triển khai trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh như Vingroup hay Trần Anh Group với dự án Phúc An Garden, Phúc An Ashita,… Cụ thể, dự án Phúc An Ashita là một khu đô thị được phát triển bởi Tập đoàn Trần Anh Group tại Bàu Bàng, Bình Dương. Dự án có nhiều lợi thế về vị trí, hạ tầng và tiện ích. Nằm gần quốc lộ 13, một trong những tuyến đường huyết mạch của tỉnh, kết nối dễ dàng với các khu vực lân cận và các khu công nghiệp lớn.

Đặc biệt, Phúc An Ashita sẽ hưởng lợi từ quy hoạch tỉnh Bình Dương, nhất là khi đường vành đai 4 đi qua. Đường vành đai 4 là một dự án giao thông quan trọng, nối liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi hoàn thành, đường vành đai 4 sẽ giảm áp lực giao thông cho các tuyến đường hiện có, tạo ra sự liên kết vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Với việc nằm trong vùng tác động của đường vành đai 4, Phúc An Ashita sẽ có cơ hội tăng giá trị bất động sản và thu hút nhiều khách hàng hơn.

Đường vành đai 4 : Huyết mạch giao thông quan trọng nối liền 5 tỉnh phía Nam -3

Lợi ích rõ rệt mà tuyến đường vành đai 4 đem lại cho người dân Bình Dương. Chính là sự tiện lợi. Khi nó xong, mọi người có thể di chuyển vào TPHCM một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Lợi thế này đang khiến nhà đất Bình Dương có giá cao. Những dự án xung quanh tuyến Vành đai 4 đang được nhiều người quan tâm, săn đón. Ví dụ như dự án Phúc An Garden, chủ đầu tư là tập đoàn Trần Anh với gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành. Đây là một trong các dự án có độ phát triển nổi bật tại Bình Dương với quy mô 400 căn nhà phố và 1600 đất nền hứa hẹn sẽ mang lại cho các nhà đầu tư nhiều giá trị cao.

Tiến độ xây dựng đường vành đai 4

Dự án Vành đai 4 chỉ có đoạn 5 (Bến Lức – Long An đến cuối tuyến trục Bắc Nam TP.HCM) là được Bộ đồng ý lập dự án đầu tư, còn bốn đoạn không có nguồn vốn nên chưa thực hiện các bước tiếp theo.

Tuy vậy, gần đây, Tổng C.Ty Đầu tư phát triển & quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long. Vừa xin Bộ Giao thông Vận tải duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Dự án thành phần đoạn Bến Lức – Hiệp Phước của đường vành đai 4, tp. Hồ Chí Minh.

Tuyến đường được đầu tư theo hình thức PPP. Có chiều dài khoảng 35,8 km qua các huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc (Long An) – Nhà Bè (TP.HCM) với điểm đầu (Km 0) tại nút giao Bến Lức (nơi giao nhau giữa đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương – đường tỉnh 830) thuộc thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An. Điểm cuối (Km35 + 800) nối với đường trục Bắc Nam.

Đường vành đai 4 : Huyết mạch giao thông quan trọng nối liền 5 tỉnh phía Nam -4

Trên đây cập nhật tất tần tật thông tin về đường vành đai 4 và những ưu điểm thuận lợi khi kết nối giữa các tỉnh thành phố với nhau. Hy vọng, thời gian tới tuyến vành đai 4 hoạt động tốt sẽ góp phần giúp cho kinh tế – xã hội đất nước phát triển hơn; đồng thời mang lại tiềm năng có giá trị cao trong ngành bất động sản.

>> Xem thêm: