Thời điểm nuôi dạy con trẻ không phải là khi con đã lớn. Mà ngay từ khi con được 2 tháng tuổi, cha mẹ cũng có thể dạy cho con những kiến thức đầu đời. Vậy cách nuôi dạy trẻ 2 tháng tuổi như thế nào để đảm bảo khoa học? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
NỘI DUNG CHÍNH
Đặc điểm của trẻ 2 tháng tuổi
Trước khi tìm hiểu về cách nuôi dạy trẻ 2 tháng tuổi, cha mẹ cần hiểu rõ những đặc điểm phát triển của con trong giai đoạn này. Cụ thể:
Thể chất
Trẻ được 2 tháng tuổi thường có xu hướng nằm ngửa khi ngủ, ngủ nhiều nhưng giấc ngủ ngắn. Khi bế con trong lòng có thể để con nằm sấp, khi thức trong thời gian ngắn. Nếu cha mẹ đặt đồ chơi thu hút đặt ngang tầm mắt, con sẽ nâng đầu, nhìn thấy trong phạm vi ngắn và đưa tay với lấy đồ chơi.
Trong giai đoạn này, mẹ có thể giữ bé và đặt 2 chân bé tiếp xúc với sàn rồi cùng con trò chuyện, hát cho con để chuyển động tay chân của con linh hoạt hơn.
Ngôn ngữ giao tiếp
Ở giai đoạn này, con đã có thể nghe được âm thanh và quay về hướng phát ra âm thanh. Mẹ hãy bắt đầu tạo những âm thanh ồn ào, nói chuyện với con và cho con nghe nhạc với âm lượng vừa phải.
Dựa vào tiếng kêu của con, cha mẹ cũng có thể biến con đang đói, buồn ngủ hay muốn thay tã.
Cảm xúc
Lúc này, con đã có thể mỉm cười, khóc, bắt đầu mút thay và hóng chuyện.
Nhận thức
Trẻ 2 tháng tuổi đã biết dùng mắt để quan sát mọi người, đồ vật. Khi không có người chơi và cảm thấy chán cũng cũng biết thể hiện bằng cách quấy khóc. Con cũng có thể nhận ra những gương mặt quen thuộc.
Các bài học dạy con 2 tháng tuổi
Để con phát triển toàn diện về cả thể chất, tinh thần và trí não, việc nuôi dạy trẻ 2 tháng tuổi rất quan trọng. Ở giai đoạn này, cha mẹ hãy áp dụng cho con những bài học đơn giản sau:
Bài học về thị giác
Một sự thật là đứa trẻ 2 tháng tuổi đã có khả năng nhìn tốt hơn và ba mẹ hoàn toàn có thể rèn luyện thị giác cho con bằng cách treo tranh xung quanh phòng. Mẹ có thể treo những bức tranh về động vật, thiên nhiên, hình khối để con mở mắt, tập trung ngắm nhìn những bức tranh này.
Ngoài tranh, cha mẹ có thể trang trí những món đồ chơi nhiều màu sắc, sinh động để thu hút sự chú ý của con. Mẹ cũng có thể cho con xem ảnh sọc đen trắng, ngắm khoảng 3 phút và làm liên tục trong 1 tuần để tăng khả năng tập trung cho con.
Một bảng chữ cái lớn, rõ ràng và nhiều màu sắc treo gần giường con cũng là một cách để phát triển thị giác cho con. Dù con không thể đọc nhưng việc tiếp xúc sớm sẽ giúp con có cảm giác quen thuộc, hứng thú học tập khi lớn lên.
Bài học về thính giác
Khi con được 2 tháng tuổi, mẹ hãy bắt đầu luyện giác bằng cách cho con nghe nhạc, nói chuyện với con, đu đưa theo điệu nhạc,….
Việc cho con nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, giai đoạn tươi vui mỗi lần 15 phút, một ngày 2 lần với âm lượng vừa phải sẽ giúp nâng cao thính giác và kích thích não bộ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bế con trong tay, đu đưa nhẹ nhàng theo điệu nhạc để con cảm nhận được nhịp điệu tốt hơn.
Mẹ cũng nên thường xuyên trò chuyện với con yêu để bé quen với âm thanh của ba mẹ, tích lũy được từ vựng và tăng sự kết nối.
Bài học về xúc giác
Ngay từ khi con được 2 tháng tuổi, mẹ cũng nên cải thiện xúc giác cho con. Bởi nó chính là phương tiện để con học được nhiều điều và giao lưu với thế giới xung quanh. Mẹ rèn luyện xúc giác cho con bằng cách đặt ti lên vị trí khác nhau trên mặt con để con cảm nhận trước khi được bú.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng khăn, ngón tay để thực hiện tương tự để con cảm nhận và tự điều chỉnh chuyển động của mình.
Bài học về vị giác
Trong 3 tháng đầu đời, con chỉ bú sữa mẹ nhưng cha mẹ vẫn có thể dạy trẻ 2 tháng tuổi thông minh từ sớm bằng việc rèn luyện vị giác cho con. Mẹ có thể lấy khăn sạch, nhúng vào nước ấm và chấm lên mũi, môi con để con cảm nhận.
Thời gian sau, mẹ có thể thay bằng đường vì nó gần giống với sữa mẹ. Mẹ cũng có thể thay đổi đa dạng đồ ăn để hương vị sữa thay đổi. Nhờ đó để kích thích sự phát triển vị giác của trẻ.
Bài học về khứu giác
Khứu giác của trẻ có thể được phát triển khi cha mẹ cho con tiếp xúc với nhiều mùi hương khác nhau. Mẹ có thể cho con ngửi mùi hoa lá, trái cây hay thức ăn,… Tuy nhiên, giai đoạn này nên thực hiện từ từ, không nên quá vội.
Trên đây là một số bài học nuôi dạy trẻ 2 tháng tuổi để con phát triển thông minh, khỏe mạnh. Các bạn hãy tham khảo và áp dụng vào quá trình nuôi dạy bé yêu nhà mình ngay thôi.
>>>> Xem thêm: