Toàn bộ kinh nghiệm đầu tư sân cỏ nhân tạo đảm bảo thành công

Toàn bộ kinh nghiệm đầu tư sân cỏ nhân tạo đảm bảo thành công

Bạn yêu thích thể thao và mong muốn đầu tư vào lĩnh vực này? Vậy thì không thể bỏ lỡ những kinh nghiệm đầu tư sân cỏ nhân tạo được nói đến trong bài viết dưới đây. 

Dù là nông thôn hay thành thị, nhu cầu thể dục thể thao nâng cao sức khỏe vẫn luôn được chú trọng. Chính vì thế, xu hướng đầu tư sân cỏ nhân tạo đang rất được quan tâm. Tuy nhiên, để có thể đầu tư hiệu quả, có được mô hình kinh doanh tốt thì cần phải bỏ túi những kinh nghiệm đầu tư sân cỏ nhân tạo. Từ đó, bạn cũng có thể rút ra cho mình kinh nghiệm đầu tư sân cầu lông hay bất kỳ một loại hình sân thể thao khác. Việc này sẽ giúp hạn chế tối đa rủi ro và giúp đem lại lợi nhuận cao.

Xu hướng đầu tư sân cỏ nhân tạo hiện nay

Việt Nam là quốc gia rất yêu thích môn thể thao vua. Không khó để bắt gặp hình ảnh những em bé nhỏ, những cậu thanh niên chơi đùa cùng trái bóng tròn. Chưa hết, bóng đá cũng là môn thể thao được chọn để thi đấu trong các đoàn thể, giữa các địa phương với nhau và các sự kiện thể dục thể thao lớn nhỏ.

kinh nghiệm đầu tư sân cỏ nhân tạo 1
Xu hướng đầu tư sân cỏ nhân tạo ngày càng tăng nhanh cả ở thành phố lẫn khu vực nông thôn

Chính vì thế, nhu cầu về một sân bóng hoàn chỉnh, đầu tư bài bản là rất cao. Sân cỏ nhân tạo được xem là sân chơi dành cho mọi đối tượng từ học sinh tiểu học, cấp 2, cấp 3, sinh viên đại học hay cả với những người đã đi làm nhưng vẫn có niềm đam mê với bóng đá. Nếu như sân cỏ nhân tạo tại các thành phố lớn khá phổ biến từ lâu thì tại nông thôn, sân chơi này đang dần xuất hiện nhiều và đáp ứng được nhu cầu vui chơi, hoạt động của mọi đối tượng.

Các sân cỏ nhân tạo nhanh chóng tạo được sức hút với nhiều người đến chơi bóng, cổ vũ các trận đấu bóng. Ngoài ra, chủ sân bóng ngoài việc kinh doanh cho thuê sân bóng theo giờ thì còn có thể phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ đi kèm khác như: bán nước, cho thuê phụ kiện thể thao, tổ chức các sự kiện như giải đấu bóng đá… Chính vì thế, xu hướng đầu tư sân cỏ nhân tạo ngày một tăng không chỉ ở thành thị mà còn với các khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, không phải cứ đầu tư thì sẽ gặt được trái ngọt mà bạn cần phải tìm hiểu kỹ về lĩnh vực đầu tư này cũng như nắm được kinh nghiệm hữu ích nhất. Bởi bất kỳ lĩnh vực đầu tư nào cũng tiềm ẩn những rủi ro và bạn chỉ thành công khi trang bị đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn.

Cần chuẩn bị những gì khi đầu tư sân cỏ nhân tạo?

Trước khi bắt tay vào đầu tư sân cỏ nhân tạo, cần phải chuẩn bị những gì? Một trong những yếu tố làm nên thành công khi đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào đó chính là sự chuẩn bị kỹ càng, chủ động. Dưới đây là những thứ cần chuẩn bị để có được một sân cỏ nhân tạo hoạt động hiệu quả.

Cân nhắc vị trí đầu tư sân cỏ nhân tạo

Điều đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị đó chính là xem xét vị trí sân bóng. Đó phải là nơi có thể thu hút khách hàng đến thường xuyên và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như địa lý, giao thông. Vị trí sân cũng cần đảm bảo không quá xa khu vực trung tâm và tốt nhất là nên gần với các cơ quan, tổ chức, công ty, trường học hoặc những khu dân cư đông đúc. Ngoài ra, cần phải xem xét khu vực bạn định đầu tư sân cỏ nhân tạo có bao nhiêu đối thủ để lên phương án cạnh tranh phù hợp nhất.

Xác định quy mô sân cỏ nhân tạo

Việc xác định được quy mô sân cỏ nhân tạo sẽ giúp bạn dự toán được chi phí. Sân cỏ có diện tích càng rộng thì chi phí xây dựng càng cao và ngược lại. Cách để chọn kích thước sân bóng nhân tạo được khuyến khích từ các chuyên gia đó là:

  • Nếu khu vực bạn định đầu tư có tỷ lệ cạnh tranh cao thì nên xây thành sân 7 người sau đó chia thành 2 sân nhỏ có diện tích 38 x 50m và 40 x 60m. Như vậy sẽ giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn
  • Nếu khu vực xây dựng là nơi ít người cạnh tranh thì nên xây sân 5 người với diện tích 20x40m.
kinh nghiệm đầu tư sân cỏ nhân tạo 2
Xác định quy mô sân cỏ sẽ giúp dự toán chi phí chính xác hơn

Tìm hiểu về giá cả cho thuê sân

Hãy dành thời gian tìm hiểu về giá cả cho thuê sân bóng sao cho phù hợp với từng vùng miền, mức sống của người dân. Chiến lược giá luôn đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh.

Dự toán chi phí rõ ràng

Khi đầu tư sân bóng nhân tạo, bạn cần có nguồn vốn nhất định. Nếu nguồn vốn có sẵn và dồi dào thì sẽ rất tốt nhưng với trường hợp vốn ít thì hãy nghĩ đến kế hoạch huy động vốn, tìm nhà đầu tư.

Việc dự toán chi phí chi tiết, rõ ràng sẽ giúp bạn tránh được việc phát sinh chi phí không mong muốn và chủ đầu tư có thể chủ động hơn trong mọi việc.

Thủ tục đăng ký kinh doanh sân cỏ nhân tạo

Một bước vô cùng quan trọng mà bạn cần chuẩn bị khi có ý định đầu tư sân cỏ nhân tạo đó chính là thủ tục đăng ký kinh doanh. Để việc kinh doanh diễn ra suôn sẻ, không vướng mắc về hồ sơ giấy tờ hay pháp lý thì cần phải có giấy phép đăng ký kinh doanh.

Điều kiện để được phép đăng ký kinh doanh sân cỏ nhân tạo đó là:

  • Cơ sở vật chất: Phải đạt đủ tiêu chuẩn kích thước, đường giới hạn theo quy chuẩn, không có chướng ngại vật, có đầy đủ các công trình phụ…
  • Thiết bị: Phải có đủ cầu môn, bóng, hệ thống chiếu sáng đầy đủ
  • Nhân viên: Phải có chuyên viên phù hợp đáp ứng cho việc huấn luyện, kiểm tra, nhân viên vệ sinh, cứu hộ

Quy trình đăng ký kinh doanh:

Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đầy đủ và gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để được yêu cầu cấp giấy phép kinh doanh. Hồ sơ cần có:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận
  • Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản sao
  • Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận của nhân viên chuyên môn

Chi phí đầu tư sân cỏ nhân tạo bao nhiêu?

Đây là vấn đề được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm muốn biết. Để dự trù chi phí, hãy cùng phân tích các hạng mục chính khi đầu tư sân cỏ nhân tạo dưới đây.

Chi phí mặt cỏ nhân tạo

Đây là hạng mục chiếm tỷ lệ cao nhất trong việc đầu tư sân cỏ nhân tạo. Chi phí này gồm có thảm cỏ nhân tạo, chi phí vật tư hoàn thiện, cát sạch… và chiếm 40-60% tổng chi phí. Có nhân tạo được chia làm 3 mức độ:

  • Cỏ nhân tạo cao cấp: Mức giá dao động trung bình từ 180,000 – 200,000 vnd/m2, đặc điểm là hàng chính hãng, sợi cỏ tiêu chuẩn FIFA, mật độ dày.
  • Cỏ nhân tạo thông dụng: Mức giá trung bình từ 150,000 – 180,000 vnd/m2. Loại cỏ này cũng tương tự như cỏ nhân tạo cao cấp nhưng thông số cỏ chỉ ở mức độ trung bình. Đây là dòng cỏ phù hợp với phần đông nhu cầu chủ đầu tư khi có thời gian khai thác lên đến 6-7 năm.
  • Cỏ nhân tạo giá rẻ: Mức giá từ 120,000 – 150,000 vnd/m2. Loại cỏ nỳ thường của những hàng ít tên tuổi, chất lượng không ổn định, phù hợp với những sân cỏ có thời gian thuê đất ngắn.

Chi phí nền hạ

Hạng mục này thường chiếm 15-20% tổng chi phí đầu tư sân cỏ nhân tỏ. Các chi phí sẽ bao gồm cho san ủi mặt bằng đất, hoàn thiện mặt đá base, xây bó vỉa hè, hệ thống mương thoát nước…

Nhân viên kỹ thuật sẽ tư vấn cho bạn một cách chi tiết và cụ thể về chi phí này dựa trên hiện trạng khu đất. Đây cũng là hạng mục đòi hỏi cần phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn vì nó là điều kiện tiên quyết để có một mặt sân cỏ đẹp. Nền hạ không tốt sẽ khiến cho sân bóng bị lồi lõm, đọng nước hay rách cỏ và làm giảm chất lượng mặt sân khi thi đấu.

Chi phí hệ thống chiếu sáng

Đây là chi phí chiếm từ 7-15% tổng chi phí đầu tư. Gồm có chi phí hệ thống đèn, cột đèn, dây điện và thi công điện. Thông thường, người ta sẽ chọn bê tông để làm cột treo đèn, treo lưới xung quanh sân bóng. Đây là loại cột được nhận định là có mức chi phí hợp lý, độ bền cao và dễ trèo để xử lý, khắc phục khi đèn gặp sự cố. Đèn chiếu sáng cho sân cỏ nhân tạo sẽ có hai phương án đó là đèn pha Led hoặc đèn cao áp truyền thống.

Chi phí hệ thống lưới chắn bóng

Chi phí cho hệ thống lưới chắn bóng bao quanh, lưới khung thành sẽ chiếm khoảng 5% tổng mức đầu tư. Lưới có thể đặt cao 8m và cần bao quanh sân bóng để đảm bảo bóng không ra ngoài gây ảnh hưởng đến xung quanh. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng có thể nghiên cứu lắp thêm lưới nóc để đảm bảo mỹ quan, tăng tiện ích và hạn chế trường hợp bóng bay ra bên ngoài.

Ngoài những chi phí chủ yếu kể trên thì còn một vài khoản chi phí khác đó là chi phí xin giấy phép kinh doanh, xây dựng nhà điều hành, khu vệ sinh…

Như vậy, chi phí đầu tư dự trù cho một sân bóng 7 người sẽ dao động từ 200-300 triệu (chưa bao gồm chi phí thuê đất). Với sân cỏ nhân tạo 11 người sẽ có chi phí từ 1,4 tỷ – 2 tỷ. Đây chỉ là mức chi phí dự trù, chi phí thực tế có thể tăng hoặc giảm dựa vào nhiều yếu tố khác nhau.

Đầu tư sân cỏ nhân tạo bao lâu thì hoàn vốn? 

Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra bởi thời gian hoàn vốn nhanh sẽ giúp lợi nhuận thu được cao hơn. Tùy vào từng quy mô, sự đầu tư cũng như phương án kinh doanh của từng chủ sân mà thời gian hoàn vốn của sân cỏ nhân tạo sẽ không giống nhau. Tuy nhiên nhìn chung, thời gian hoàn vốn với một sân cỏ nhân tạo được đầu tư bài bản, hoạt động tốt sẽ rơi vào từ 16-24 tháng. Bên cạnh đó, những dịch vụ đi kèm sân bóng nhân tạo cũng cho thấy đầu tư sân cỏ là kênh đầu tư có mức độ an toàn cao, tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn.

Kinh nghiệm kinh doanh sân cỏ nhân tạo không phải ai cũng biết

Để kinh doanh sân cỏ nhân tạo thu lại lợi nhuận hấp dẫn không phải là điều dễ dàng, nhất là khi xu hướng đầu tư này ngày càng nở rộ và tính cạnh tranh rất cao. Vì thế, để có được sự thành công khi đầu tư sân cỏ nhân tạo, cần nắm những kinh nghiệm “xương máu” dưới đây.

Lựa chọn vị trí sân cỏ

Hãy chọn vị trí sân có sự thuận lợi về giao thông, địa lý. Đối tượng khách chủ yếu của sân bóng nhân tạo đó là học sinh, sinh viên, những người có độ tuổi từ 14- 35. Vậy nên, hãy chọn nơi không quá xa trung tâm và cần gần với trường học, các cơ quan tổ chức, công ty, doanh nghiệp hoặc nơi đông dân cư. Như vậy mới đảm bảo rằng sân cỏ của bạn có nhiều người tìm đến.

Thỏa thuận thời gian sử dụng đất

Chắc hẳn sẽ không chủ đầu tư nào mong muốn rơi vào trường hợp đang kinh doanh thuận lợi lại phải trả lại đất. Nếu thuê đất để kinh doanh sân cỏ nhân tạo thì tốt nhất hãy đảm bảo thời gian thuê từ 5 năm trở lên. Bên cạnh đó, hãy thỏa thuận thời gian sử dụng đất thật kỹ để tránh những tranh chấp không đáng có.

Thiết kế sân cỏ nhân tạo đúng tiêu chuẩn

Dù là sân cỏ mini, sân cỏ nhân tạo thì cũng cần phải đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế khi xây dựng. Sân bắt buộc phải là hình chữ nhật và chủ đầu tư có thể thiết kế các diện tích sân khác nhau như sân 7 người, sân 5 người để phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

kinh nghiệm đầu tư sân cỏ nhân tạo 3
Sân cỏ nhân tạo cần phải đảm bảo thiết kế đúng tiêu chuẩn, đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người chơi

Bên cạnh đó, chất lượng sân cỏ cũng là yếu tố để níu chân khách thuê sân. Hãy mang lại cho người chơi, các cầu thủ trải nghiệm tốt nhất với mặt sân êm ái, hạt cao su trải đều. Với sự cạnh tranh lớn về sân cỏ nhân tạo như hiện nay thì chất lượng luôn là điều cần phải chú trọng.

Giá cho thuê cần hợp lý

Dù sân của bạn tốt đến đâu nhưng mức giá chênh lệch quá cao so với mặt bằng chung thì cũng khó có thể thu hút khách hàng. Hãy tìm hiểu về giá thuê tùy theo vùng miền, khu vực và mức sống của người dân nơi đó. Đây là yếu tố quan trọng mà chủ đầu tư cần cân nhắc thật kỹ. Bởi nếu mức giá cho thuê cao sẽ khó có được khách hàng còn ngược lại giá cho thuê thấp sẽ lâu thu hồi vốn.

Một kinh nghiệm đầu tư sân cỏ nhân tạo cực hay ho đó là hãy thường xuyên lồng ghép các chương trình khuyến mãi như tặng thêm giờ chơi, giảm giá thuê vào các dịp đặc biệt. Như vậy sẽ giúp khách hàng thích thú và chọn sân cỏ của bạn mà không phải là địa điểm nào khác.

Chú trọng đến vấn đề vệ sinh sân bóng

Một trong những lý do khiến sân bóng mau xuống cấp đó chính là vì chủ đầu tư thường bỏ qua vấn đề vệ sinh sân bóng sau khi được sử dụng. Rác, vỏ kẹo, lá cây sẽ khiến sân bóng mất thẩm mỹ cảnh quan và gây khó chịu cho người sử dụng sau đó. Ngoài ra, không vệ sinh sân bóng thường xuyên sẽ khiến sân nhanh xuống cấp. Vì thế, cần phải có đội ngũ vệ sinh sân bóng để giúp sân luôn sạch sẽ, mượt mà. Nhờ vậy, người chơi mới ấn tượng về sân cỏ của bạn và sẵn sàng quay trở lại lần sau khi có nhu cầu.

Cần đề ra những chiến lược giữ chân khách hàng

Đừng chỉ chăm chăm vào việc thu hút khách hàng mới mà hãy có chiến lược giữ chân khách hàng cũ. Bởi, nhu cầu thuê sân cỏ nhân tạo để chơi bóng của giới trẻ ngày nay khá thường xuyên. Họ cũng sẽ có những ngày cố định để tổ chức các buổi đá giao hữu giữa các lớp, bạn bè, đồng nghiệp với nhau. Vì thế, là chủ sân bóng bạn hãy tìm cách để giữ chân khách hàng như tổ chức các giải đấu cho khách hàng thân quen, các sự kiện có giải thưởng hấp dẫn. Hoặc, bạn có thể liên kết với các công ty khác nhau để tổ chức các trận đấu giao hữu. Với những khách hàng đã sử dụng sân, có thể áp dụng chương trình miễn phí, giảm giá nước uống cho lần sau. Những chiêu thức này sẽ giúp quảng cáo sân cỏ hiệu quả, vừa là bí quyết giữ chân khách hàng lâu dài.

Đa dạng thêm các loại hình dịch vụ khác

Hãy nắm bắt nhu cầu của khách hàng ngoài việc cho thuê sân cỏ để thi đấu. Sau khi hoạt động thi đấu bóng đá, người chơi sẽ cần thời gian nghỉ ngơi uống nước, trò chuyện sau trận đấu. Hoặc hiện nay giới trẻ thường tổ chức các trận đấu có kèo cược nước như đội thua sẽ khao nước.. Vậy nên, bạn có thể kiếm thêm được một khoản thu nhập kha khá cho các dịch vụ khác như giải khát, quán nhậu, bãi gửi xe. Chưa hết, bạn còn có thể cho thuê áo đấu, giày thể thao… cho những trường hợp người chơi quên mang theo.

> Thiết kế shop giày dép tại Pendecor.

kinh nghiệm đầu tư sân cỏ nhân tạo 4
Nên nắm bắt thêm các loại hình dịch vụ “đi kèm” với việc cho thuê sân cỏ

Lưu ý khi đầu tư kinh doanh sân cỏ nhân tạo

Ngoài những kinh nghiệm hữu ích để giúp đạt được hiệu quả kinh doanh ấn tượng thì nhà đầu tư cũng nên lưu ý một vài điều quan trọng dưới đây.

  • Đầu tư đúng mức: Hãy tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm, các chuyên gia để có thể đầu tư đúng mức. Việc đầu tư quá tay cho những hạng mục không cần thiết sẽ dẫn đến việc thời gian thu hồi vốn kéo dài, nghiêm trọng hơn đó là thua lỗ.
  • Nên đặt ra mục tiêu cụ thể: Hãy đặt ra con số cụ thể khi kinh doanh sân cỏ nhân tạo. Việc kỳ vọng quá cao sẽ khiến bạn phải thất vọng tràn trề.
  • Đề phòng những rủi ro: Hãy luôn chuẩn bị tâm lý đã kinh doanh thì luôn có rủi ro. Mặc dù không thể dự trù trước mọi tình huống nhưng cũng cần xác định nguy cơ rủi ro để có hướng xử lý phù hợp nhất. Với đầu tư sân cỏ nhân tạo, rủi ro cao nhất đó chính là lượng khách không như dự kiến. Số lượng khách ít ỏi trong một thời gian dài có thể khiến tốc độ hoàn vốn lâu, dẫn đến thua lỗ.

Như vậy, đầu tư vào sân cỏ nhân tạo không chỉ đòi hỏi một số vốn lớn mà để thành công thì nhà đầu tư còn phải biết nắm bắt thị trường và đề ra chiến thuật kinh doanh thật tốt. Đối với kinh doanh thì chỉ yêu thích thôi là chưa đủ, muốn tạo ra lợi nhuận thì nhà đầu tư phải biết cách quản lý vốn và cách để “tiền đẻ ra tiền”. Nếu đến đây bạn cảm thấy lĩnh vực này quá “sức” đối với mình thì có thể tham khảo và chuyển hướng sang các lĩnh vực đầu tư khác như: đầu tư quán ăn, đầu tư quán cafe, đầu tư quán net, đầu tư bể bơi, đầu tư nhà đất, đầu tư homestay,…

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm đầu tư sân cỏ nhân tạo từ A – Z để thành công và có lợi nhuận hấp dẫn. Mới bắt đầu kinh doanh bất kì một lĩnh vực nào đó đều đòi hỏi những khó khăn, thử thách. Vì thế, đừng quên trang bị những kiến thức, kinh nghiệm hữu ích để có được một sân cỏ nhân tạo hoạt động tốt cùng với lượng khách ổn định nhé! Chúc bạn thành công!

Xem thêm: