Mì gói là thực phẩm được ưa chuộng bậc nhất trong mùa dịch. Thế nhưng chính vì nhu cầu tiêu thụ quá mạnh đã đẩy các doanh nghiệp sản xuất mì gói đứng trước hàng loạt các khó khăn mới.
Nhìn vào bề nổi, chúng ta sẽ thấy dịch bệnh chính là “cơ hội” để các doanh nghiệp sản xuất mì gói, đồ khô “ăn nên làm ra”. Thế nhưng chúng ta không biết được rằng phía sau đó là những khó khăn mà chỉ người trong cuộc mới có thể hiểu được.
NỘI DUNG CHÍNH
Nguyên vật liệu sản xuất thiếu hụt
Hầu hết nguyên vật liệu sản xuất mì gói đều được đưa từ nhiều tỉnh về nơi sản xuất chứ không tập trung ở một chỗ. Trong khi đó hầu hết các tỉnh đều đang thực hiện giãn cách xã hội nên việc vận chuyển vô cùng khó khăn. Vận chuyển chậm trễ dẫn đến hoạt động sản xuất bị trì trệ. Trong khi đó nhu cầu tăng cao mỗi ngày, việc nhà sản xuất không cung cấp đủ đó là chuyện dễ hiểu.
Khan hiếm nhân công
Các doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng phương án “3 tại chỗ” cho người lao động. Tuy nhiên không phải 100% người lao động đều đồng ý với phương án này vì nhiều lý do khác nhau. Điều này đã dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng nhân công không chỉ trong khâu sản xuất mà còn vận chuyển, cung ứng ra thị trường.
Chuỗi cung ứng bị đứt gãy
Để “biến” các loại nguyên liệu tự nhiên thành sản phẩm mì ăn liền tiện dụng và đưa nó đến tận tay người tiêu dùng, các doanh nghiệp sản xuất mì gói không thể tự mình thực hiện mà phải liên kết với rất nhiều các đơn vị khác nhau. Trong thời buổi ổn định thì mọi thứ được vận hành trơn tru, nhưng khi dịch bệnh diễn ra đã khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy.
Đặc biệt là khâu vận chuyển hàng hóa khi đối tác vận tải của doanh nghiệp cũng đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Xe vận tải chuyển hàng không đủ hoặc bị chậm trễ bởi phải trải qua nhiều chốt kiểm dịch đã khiến việc giao hàng đến các nhà phân phối, các hệ thống siêu thị gặp rất nhiều khó khăn.
Giá nguyên liệu tăng
Bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm Tp. HCM cho biết, có đến 70% doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm đang phải bán bù lỗ và bán huề vốn. Bởi vì hầu hết các nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất tại chỗ cho công nhân đều tăng, nhưng giá bán sản phẩm lại không hề thay đổi.
Mặc dù mặt hàng mì ăn liền không nằm trong danh mục bình ổn giá nhưng các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này đều thống nhất chịu lỗ hoặc huề vốn để góp phần cùng thành phố chống dịch. Do vậy, giá sản phẩm mì ăn liền vẫn sẽ được giữ nguyên cho đến ngày thành phố ổn định trở lại.
Để đảm bảo hoạt động ổn định và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, lãnh đạo Hội Lương thực thực phẩm Tp. HCM đề xuất cho phép doanh nghiệp có thể tìm các loại gia vị, hương liệu, phụ gia khác thay thế hoặc điều chỉnh tăng giảm hàm lượng phù hợp nhưng vẫn phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng, tính an toàn và sự đặc trưng của sản phẩm.
Xem thêm: