Khoai mỡ là lại củ được trồng phổ biến ở châu Á. Có nhiều cách chế biến món ngon từ khoai mỡ, nhưng bạn đã biết cách nấu canh khoai mỡ chuẩn vị chưa?
Canh khoai mỡ vốn là đặc sản của miền Tây Nam Bộ, ngon nhưng không phải ai cũng thích ăn vì chỉ cần chế biến sai cách sẽ coi như bỏ. Đặc trưng của loại canh này khá nhớt, đặc quánh và béo ngậy nên những ai lần đầu thưởng thức sẽ khá lạ nhưng ăn riết rất dễ ghiền.
NỘI DUNG CHÍNH
Khoai mỡ có tốt cho sức khỏe không?
Khoai mỡ ít ngọt và nhiều tinh bột chậm, đây là loại củ có khả năng cung cấp carbohydrate, kali cũng như vitamin C rất cao cho cơ thể.
Theo nghiên cứu, trong 100g khoai mỡ có chứa đến: 140 cal, 27g carbohydrate, 1g protein, 0,1g chất béo, 4g chất xơ. Thành phần dinh dưỡng chia theo giá trị dinh dưỡng: 0,83% Natri ; 13,5% Kali ; 2% canxi ; 4% sắt ; 40% vitamin C ; 4% vitamin A. Ngoài ra khoai mỡ còn chứa một số chất vi lượng khác như : sắt, đồng, mangan,…
Đặc biệt, chất chống oxy hóa có trong khoai mỡ có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh như: ung thư, bệnh tim, tiểu đường và thoái hóa thần kinh.
Để phát huy tác dụng tốt cho sức khỏe, nên ăn canh khoai mỡ hoặc các món ăn chế biến từ khoai mỡ 1 lần/tuần (tương ứng với khoảng 200 – 300g/lần ăn).
7 lợi ích của canh khoai mỡ đối với sức khỏe
Từ các nghiên cứu và những người thực hiện chế độ ăn có 1 bữa khoai mỡ/tuần cho thấy, loại thực phẩm này mang lại rất nhiều lợi ích nổi bật như:
- Bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như: chất xơ, kali, vitamin và mangan,…
- Cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa: làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, làm dịu một số rối loạn tiêu hoá, viêm loét đại tràng, táo bón, tiêu chảy và bệnh Crohn.
- Hỗ trợ kiểm soát mức cholesterol
- Có khả năng chống ung thư: một số vitamin và khoáng chất quan trọng, khoai mỡ còn có chất chống oxy hoá có thể ngăn ngừa ung thư.
- Tăng cường chức năng não bộ: diosgenin có trong khoai mỡ có tác dụng cải thiện sự phát triển của tế bào thần kinh và sức khoẻ tổng thể của não bộ.
- Giúp kiểm soát lượng đường trong máu
- Giảm các triệu chứng mãn kinh
- Ngăn ngừa thiếu máu: Kali và mangan là các khoáng chất có trong khoai mỡ giúp các mạch máu hoạt động tốt
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ
- Cải thiện thị lực: Vitamin C trong khoai mỡ hỗ trợ sức khoẻ của mắt
- Gia tăng các hormone tự nhiên, thúc đẩy khả năng sinh sản
- Hỗ trợ giảm cân
- …
2 cách nấu canh khoai mỡ ngon, nhanh và bổ dưỡng
Cách nấu canh khoai mỡ với tôm tươi
a. Nguyên liệu:
- Khoai mỡ tươi: 300 – 400g
- Tôm tươi: 200g
- Hành tím: 2 – 3 củ
- Hành lá
- Rau ngò ôm
- Nước lọc
- Gia vị nêm nếm: muối, hạt nên, đường, nước mắm, dầu ăn, tiêu, ớt
b. Cách chế biến:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Khoai mỡ gọt vỏ, rửa sạch sau đó dùng muỗng cạo hoặc thái nhỏ (có thể xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, máy xay cầm tay)
– Tôm bóc vỏ, bỏ đầu đuôi, cắt bỏ chỉ lưng sau đso băm nhỏ hoặc đập dập. Ướp tôm với một chút gia vị gồm: 1 thìa nhỏ hạt nêm, 1/2 thìa nước mắm, 1/4 thìa tiêu trong 5 – 10 phút.
– Hành tím băm nhỏ
– Hành lá và ngò ôm rửa sạch, thái khúc
- Bước 2: Bắc nồi lên bếp đun nóng, cho 2 thìa nhỏ dầu ăn vào, đợi dầu sôi phi thơm hành tím
- Bước 3: Cho tôm vào xào cho đến khi vừa chính tới rồi cho ra bát riêng
- Bước 4: Cho 1 – 1,5 lít nước vào đun sôi
- Bước 5: Cho khoai mỡ vào nấu cho đến khi chín mềm
- Bước 6: Cho tôm vào nấu sôi thêm 2 – 3 phút và nêm nếm gia vị vừa ăn
- Bước 7: Cho hành và ngò ôm vào, sau đó tắt bếp
Cách nấu canh khoai mỡ với thịt heo
a. Nguyên liệu:
- Khoai mỡ tươi: 300 – 400g
- Thịt heo (nạc): 200g
- Hành tím: 2 – 3 củ
- Hành lá, ngò ôm
- Các loại gia vị: muối, hạt nên, đường, nước mắm, dầu ăn, tiêu, ớt
- Nước lọc
b. Cách chế biến:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Khoai mỡ gọt vỏ, rửa sạch sau đó dùng muỗng cạo, xay nhuyễn hoặc thái nhỏ
– Thịt heo băm nhỏ, ướp với một chút gia vị: hạt nêm, tiêu, nước mắm
– Hành tím băm nhỏ
– Rau thơm cắt khúc vừa ăn
- Bước 2: Làm nóng nồi, cho 2 thìa dầu ăn vào phi thơm hành tím
- Bước 3: Cho thịt heo đã tẩm ướp vào xào đến khi thịt săn lại
- Bước 4: Cho 1 – 1,5 lít nước vào đun sôi
- Bước 5: Vớt bọt, sau đó bỏ khoai mỡ vào nấu cho đến khi chín mềm với lửa vừa (chú ý độ sệt của canh, có thể thêm nước nếu quá đặc)
- Bước 6: Nêm nếm gia vị vừa ăn, bỏ hành + ngò ôm vào và tắt bếp
- Bước 7: Trình bày và thưởng thức
Canh khoai mỡ sẽ nóng rất lâu, khi ăn phải chú ý để tránh bị bỏng. Nếu cho trẻ nhỏ ăn, người lớn nên thử trước để đảm bảo an toàn.
Một số lưu ý khi chọn nguyên liệu và sử dụng canh khoai mỡ
– Cách chọn nguyên liệu:
- Nên chọn củ khoai có màu càng tối càng tốt, đây thường là những củ già, đảm bảo thịt chắc và ít bị xốp.
- Chọn những củ khoai hình thuôn dài, kích thước cân xứng, không bị méo mó hay có tình trạng bị dập nát và không nguyên vẹn.
- Tránh mua những củ khoai bị mềm nhũn, kích thước quá to, có mùi hay bị chảy dịch lạ.
– Lưu ý sử dụng:
- Không sử dụng khoai đã lên mầm
- Không nên ăn canh khoai mỡ để qua đêm
- Những người dị ứng với các thành phần có trong khoai mỡ tuyệt đối không nên ăn
Với 2 cách nấu canh khoai mỡ cực kỳ nhanh, gọn vừa nêu trên, hy vọng anh/chị cảm thấy việc làm bếp không hề khó. Hãy vào bếp và thực hiện ngay để có một tô canh ngon cho gia đình nhé!
>> Xem thêm: