08 món ăn làm nên văn hóa ẩm thực riêng của đất Sài Thành

08 món ăn làm nên văn hóa ẩm thực riêng của đất Sài Thành

Ẩm thực Sài Gòn là sự quy tụ của tinh hoa đến từ nhiều vùng miền khắp cả nước. Tuy nhiên, những món riêng của Sài Gòn lại trở thành ký ức khó phai khiến nhiều người phải tìm kiếm.

Không có một nơi nào tại Việt Nam có sự phong phú về ẩm thực như Sài Gòn và cũng hiếm nơi nào hàng quán nằm san sát nhau nhưng vẫn đông nghịch khác như cái thành phố không ngủ. Từ sáng sớm tinh mơ đến tối muộn, các con phố lúc nào cũng ngào ngạt hương thơm. Nào là cơm sườn, bánh canh, hủ tiếu, bún riêu, vịt quay, sủi cảo,…

Là người góc Sài Gòn hoặc sinh sống ở Sài Gòn mười mấy, hai mươi năm chắc chắn sẽ không dưới 1 lần thưởng thức ít nhân 3 – 5 món trong 08 món ăn làm nên văn hóa ẩm thực riêng của đất Sài Thành dưới đây:

Cơm tấm Sài Gòn

Cơm tấm Sài Gòn có từ trước năm 70 của thế kỷ trước nhưng đến sáu năm 1975 cơm tấm mới bắt đầu nổi “ầm ầm” và trở thành đặc sản của người Sài Gòn.

Một đĩa cơm tâm đứng chất sẽ gồm: gạo tấm nấu cơm dẻo thơm, chả trừng (hỗn hợp gồm trứng, thịt, mộc nhĩ, nấm hương,…), bì lợn, trứng ốp la, sườn nướng, mỡ hành. Ăn cơm tấm là phải ăn kèm với nước mắt nấu sền sệt và một chút ớt cay nồng.

08 món ăn làm nên văn hóa ẩm thực riêng của đất Sài Thành

Hủ tiếu Nam Vang

Hủ tiếu Nam Vang Sài Gòn là kết quả của quá trình di cư và biến đổi của món hủ tiếu có nguồn gốc từ Campuchia.

Khác với sự đơn sơ của hủ tiếu gõ, hủ tiếu Nam Vang xịn sò hơn bởi rất Topping thượng hạng như: sườn heo, giò heo, tôm, trứng cút, thịt heo thái mỏng, tim – gan – cật – phèo heo, mực, chả, bò viên,… Tùy mỗi quán và yêu cầu của khách hàng mà topping sẽ có sự khác biệt. Phần nước lèo thì ngon ngọt từ xương, sợi hủ tiếu mềm và dai rất đặc biệt.

08 món ăn làm nên văn hóa ẩm thực riêng của đất Sài Thành

Bánh tráng trộn

Chỉ cần nhắc là cảm thấy thèm. Chắc chắn sẽ không nơi đâu nhiều quán, nhiều gánh và nhiều loại bánh tráng trộn như ở Sài Gòn. Loại 2 – 3k cũng có, loại 10 – 20k cũng có, loại 25 – 30k cũng có. Mỗi loại mỗi vị, cứ ăn là ghiền hết sức ghiền.

08 món ăn làm nên văn hóa ẩm thực riêng của đất Sài Thành

Bánh mì Sài Gòn

Bánh mì có thể xem là món ăn làm nên sự đặc biệt của Sài Gòn. Bạn bè quốc tế cũng phải công nhận, bánh mì Sài Gòn không chỉ ngon mà nó còn tạo nên được một nét văn hóa của người dân nơi đây.

Người Sài Gòn có thể ăn bánh mì mọi lúc, mọi nơi. Nó có thể là 1 bữa ăn sáng sang chảnh, 1 bữa ăn xế vội vàng trước khi đi làm, đi học, 1 món ăn đêm Sài Gòn nhanh – ngon – bổ – rẻ.

08 món ăn làm nên văn hóa ẩm thực riêng của đất Sài Thành

Phá lấu

Là món ăn của người Tiều, nhưng khi đến với Sài Gòn, phá lấu được đón nhận và có vị trí đặc biệt trong ẩm thực của người dân nơi đây.

Phá lấu mỗi quán sẽ có một cách chế biến rất riêng, nhưng vị đặc trưng thì không thể nào lẫn. Phá lấu thường được ăn với bánh mì, sau này biến tấu nhiều quán kết hợp với mì, hủ tiếu,…

08 món ăn làm nên văn hóa ẩm thực riêng của đất Sài Thành

Bò bía

Cách làm và sự kết hợp nguyên liệu của món rất đơn giản nhưng nó lại là món ăn dân dã được nhiều người chuộng.

Bò bía có nhân cuốn là củ sắn luộc, lạp xưởng, tôm khô, salad. Nó được dùng chung với tương đen xay, bỏ chút ớt, đồ chua, đậu phộng, hành phi, tạo ra mùi vị khá đặc biệt.

08 món ăn làm nên văn hóa ẩm thực riêng của đất Sài Thành

Bột chiên

Có nguồn gốc từ Trung Hoa, sau khi vào Việt Nam, bột chiên trở thành món ăn vặt thần thánh mà rất nhiều thế hệ người Sài Gòn mê mẩn.

08 món ăn làm nên văn hóa ẩm thực riêng của đất Sài Thành

Sủi cảo

Sủi cảo hay há cảo là món ăn vật nổi tiếng ở Sài Gòn từ nhiều năm nay. Có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng sủi cảo Sài Gòn được biến tấu rất đa dạng. Trên các con phố, đặc biệt là phố người hoa, những nồi/xe há cảo nghi ngút khói khiến chiếc bụng đói khó thể kìm nổi cơn thèm.

08 món ăn làm nên văn hóa ẩm thực riêng của đất Sài Thành

Ngày nay, menu ẩm thực Sài Gòn có thể dài đến hàng chục trang giấy. Nhưng 08 món ăn làm nên văn hóa ẩm thực riêng của đất Sài Thành này vẫn luôn là lựa chọn không thể bỏ qua của khách du lịch và gần như trở thành món ăn thường ngày của người Sài Gòn, cứ dăm ba ngày không ăn là thấy nhớ, thấy thèm.

>> Xem thêm:

Post Comment