Căn cước công dân gắn chíp là gì? Lệ phí làm căn cước công dân

Căn cước công dân gắn chíp là gì? Lệ phí làm căn cước công dân

Căn cước công dân là một loại thẻ gắn liền với mỗi con người. Loại thẻ này sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho mỗi công dân để thuận tiện cho việc quản lý, xác thực lý lịch của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, hiện nay ít ai biết đến thẻ căn cước công dân gắn chíp. Vậy căn cước công dân gắn chíp là gì?

Tìm hiểu khái niệm căn cước công dân gắn chíp

Trước đây, khi chưa có căn cước công dân thì người dân sử dụng chứng minh nhân dân. Chứng minh nhân dân là loại giấy tờ tùy thân của công dân, do cơ quan có thẩm quyền chứng nhận về điểm riêng và nội dung cơ bản của công dân trong độ tuổi quy định của pháp luật. Sử ra đời của chứng minh thư nhân dân nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc đi lại, thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Đến năm 2015, bắt đầu xuất hiện căn cước công dân được quy định tại khoản 1, Điều 3, Luật căn cước công dân 2014. Trong đó, căn cước công dân là một loại thẻ thể hiện các thông tin cơ bản về lai lịch, đặc điểm nhận dạng của công dân. 

Về bản chất, CMND và CCCD giống nhau. Chúng đều là loại giấy tờ pháp lý chứng minh nhân thân. Chúng chỉ khác nhau ở hạn sử dụng, Nếu hạn của CMND là 15 năm thì với CCCD sau lần cấp mới, công dân phải đi đổi vào các năm 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Còn sau 60 tuổi thì không cần đổi

Mới đây, Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sản xuất, cấp và quản lý CCCD gắn chip và bắt đầu thi hành từ tháng 1/2021.

Theo đó, thẻ căn cước công dân gắn chip là một loại thể, có thể xem là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng dữ liệu lớn về bằng lái, bảo hiểm,…Căn cước công dân gắn chip đóng vai trò là thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa để truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

Công dân chỉ cần sử dụng CCCD gắn chip là có thể tiếp cận với nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt các giấy tờ khác nhau. Mặc dù chức năng của thẻ khá nhiều nhưng kích thước chỉ vừa bằng 1 chiếc thẻ ATM với một điểm trên thẻ là điểm kết nối kim loại để tra dữ liệu hoặc không cần điểm tiếp xúc nhờ ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến.

căn cước công dân
Căn cước công dân gắn chíp là gì?

Các đối tượng phải đi đổi thẻ căn cước công dân gắn chíp

Không phải công dân nào đang dùng CMND hay CCCD có mã vạch đều có thể đổi sang CCCD có gắn chip. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Dưới đây là các trường hợp bắt buộc và không bắt buộc đổi thẻ CCCD gắn chip.

Trường hợp bắt buộc đổi

Công dân có CMND 9 số, CMND 12 số và căn cước công dân mã vạch hết hạn, hỏng sẽ nằm trong diện bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân mới. Từ trên xuống sẽ là CMND 9 số, CMND 12 số và căn cước công dân hiện hành. 12 số trên căn cước công dân sẽ được sử dụng với chức năng giống như số chứng minh nhân dân trước đây.

Trường hợp không bắt buộc đổi

Những người có CMND 12 số, Căn cước công dân mã vạch còn hạn sử dụng, không bị hỏng, rách thì vẫn có thể tiếp tục sử dụng đến hết kỳ hạn, Với những ai có nhu cầu đổi sang căn cước công dân gắn chip cũng có thể làm thủ tục để đổi.

Công dân làm căn cước công dân tại địa chỉ thường trú hoặc có thể thực hiện thủ tục làm căn cước công dân nơi đang tạm trú (bắt buộc có sổ tạm trú kèm theo các giấy tờ cần thiết khi làm căn cước công dân).

Hiện tại, các địa phương đã kết thúc chiến dịch làm căn cước công dân lưu động ở từng phường xã. Vì vậy, công dân xem lịch làm căn cước công dân cụ thể ở từng địa phương. Để thuận tiện, có thể đặt lịch làm căn cước công dân qua zalo hoặc Cổng dịch vụ công Quốc gia.

căn cước công dân
Các đối tượng phải đi đổi thẻ căn cước công dân gắn chíp

Lệ phí làm căn cước công dân

Lệ phí cấp căn cước công dân theo quy định tại Điều 1 Thông tư 120/2021/TT-BTC là “Bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân”. Theo đó, mức thu lệ phí cụ thể như sau:

  • Công dân đổi từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân sẽ phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền là 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
    Đối CCCD khi bị hỏng không sử dụng đước, thay đổi thông tin cá nhân, đặc điểm nhận dạng, xác định giới tính, quê quán và sai sót các thông tin tên thẻ, công dân phải nộp 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
  • Công dân có nhu cầu cấp lại thẻ căn cước công dân khi mất thẻ căn cước công dân trở lại quốc tịch Việt Nam, công dân phải nộp 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
căn cước công dân
Lệ phí làm căn cước công dân

Như vậy, kể từ 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022, mức thu lệ phí được quy định:

  • Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang căn cước công dân mất 15.000đ.
  • Đổi căn cước công dân bị hỏng, không sử dụng được, thay đổi thông tin cá nhân, đặc điểm nhận dạng,….phải nộp 25.000 đồng/thẻ căn cước công dân.
  • Cấp lại căn cước công dân bị mất, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam là 35.000 đồng/thẻ căn cước công dân.

Trên đây là một số thông tin về căn cước công dân gắn chip mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng, những thông tin trên đây thực sự hữu ích, giúp bạn hiểu hơn về căn cước công dân gắn chip và các vấn đề liên quan. 

Xem thêm: