Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi Bộ công an tiến hành cấp thẻ CCCD gắn chip. Vậy việc đổi CCCD thường sang CCCD gắn chíp có bắt buộc không? Thủ tục đổi căn cước công dân gắn chip như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
NỘI DUNG CHÍNH
Căn cước công dân gắn chip điện tử là gì?
Căn cước công dân gắn chip là một loại giấy tờ tùy thân của mỗi công dân Việt Nam. Loại giấy tờ này được sử dụng làm thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa để truy cập các thông tin cá nhân trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
Thẻ căn cước công dân gắn chip có giá trị chứng minh căn cước công dân và cho phép người dùng tiếp cận các dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt các giấy tờ khác nhau. Trước khi có thẻ căn cước công dân gắp chip, nhà nước đã phát hành 2 loại giấy tờ tùy thân khác là Chứng minh nhân dân và thẻ Căn cước công dân mã vạch.
Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không?
Những người sử dụng căn cước công dân bao gồm cả chip và mã vạch phải đối hoặc xin cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chip mới bao gồm:
- Công dân Việt Nam đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
- Thẻ căn cước công dân bị hỏng, không còn sử dụng được nữa;
- Công dân có nguyện vọng thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên;
- Thay đổi về đặc điểm nhận dạng, xác định lại quê quán, giới tính;
- Các thông tin trên thẻ Căn cước công dân có sau sót;
- Công dân bị mất thẻ căn cước công dân.
Ngoài ra, căn cứ tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, công dân đang sử dụng chứng minh nhân dân thuộc 6 trường hợp dưới đây bắt buộc phải đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip:
- Chứng minh thư nhân dân hết thời hạn sử dụng trong 15 năm tính từ ngày cấp;
- Chứng minh thư bị hỏng, không còn sử dụng được nữa;
- Công dân muốn thay đổi thông tin cá nhân trên chứng minh nhân dân;
- Công dân có nguyện vọng thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công dân làm mất chứng minh nhân dân phải làm thủ tục để đổi sang căn cước công dân gắn chip.
Như vậy, căn cước công dân gắn chip là giấy tờ tùy thân duy nhất được cấp thay thế khi người dân muốn xin đổi, cấp lại CMND/ CCCD mã vạch hết hạn hoặc không còn sử dụng được. Nếu trường hợp của bạn thuộc 1 trong hai trường hợp trên, bắt buộc phải đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip. Nếu không, bạn sẽ bị xử pháp theo quy định của nhà nước.
Thủ tục đổi căn cước công dân gắn chip điện tử đầy đủ
Thủ tục đổi căn cước công dân gắn chip điện tử được quy định tại Điều 22 Luật Căn cước công dân; Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA như sau:
Bước 1: Khai thông tin
Người dân điền thông tin vào Tờ khai Căn cước công dân gắn chip tại các cơ quan chịu trách nhiệm cấp CCCD gắn chíp. Bạn có thể khai tại Công an cấp huyện; Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hoặc khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.
Khi đi, bạn nhớ mang theo Sổ hộ khẩu và CMND cũ. Nếu thông tin trên Sổ hộ khẩu và CMND không đủ, các bạn hãy cầm theo Giấy khai sinh và các giấy tờ khác để đối chiếu.
Bước 2: Xuất trình giấy tờ gốc
Khi cơ sở dữ liệu quốc gia chưa về thông tin dân cư chưa đi vào hoạt động hoặc đầy đủ thông tin, công dân cần trình Sổ hộ khẩu để đối chiếu thông tin với Tờ khai. Đồng thời nộp lại CMND/CCCD cũ để cắt góc hoặc thu hồi.
Bước 3: Thu thập vân tay, chụp ảnh
Nếu công dân đủ điều kiện đổi CCCD gắn chip, cán bộ cơ quan quản lý CCCD sẽ chụp ảnh, lấy dấu vân tay và đặc điểm nhận dạng của công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD và thẻ CCCD theo quy định.
Ảnh chụp thẻ căn cước công dân phải là ảnh chụp chính diện, đầu trần, rõ mặt, hai tai, không đeo kính, trang phục, tác phong lịch sự, nghiêm túc, không sử dụng trang phục chuyên ngành để chụp ảnh thẻ. Đối với người theo tôn giáo, dân tộc sẽ được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó. Nếu họ đội khăn trên đầu thì vẫn được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng cần đảm bảo rõ mặt.
Cán bộ cơ quan quản lý CCCD sẽ lấy dấu vân tay thông qua máy thu nhận vân tay. Nếu ngón tay bị cụt, dị tật, mất dấu vân tay mà không lấy được, họ sẽ ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó.
Bước 4: Nộp lệ phí và nhận giấy hẹn
Cán bộ cơ quan quản lý CCCD sẽ thu lệ phí đồng thời cung cấp đến công dân giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân gắn chip.
Bước 5: Nhận kết quả theo giấy hẹn nhận
Bạn có thể nhận trực tiếp tại cơ quan làm căn cước hoặc nhận quan bưu điện.
Người dân xem và đặt lịch làm căn cước công dân qua Zalo để tiết kiệm được thời gian và chủ động khi làm việc với cơ quan quản lý CCCD của từng địa phương.
Chắc hẳn với những chia sẻ của chúng tôi trên đây thì bạn cũng biết được Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không rồi chứ? Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ.
Xem thêm: