Cha mẹ có biết, việc dạy con không phải bằng bản năng mà cần phải học hỏi và phương pháp thích hợp. Như vậy, con mới có một nền tảng giáo dục tốt từ gia đình, là nền tảng để con trở thành con người có ích cho xã hội. Làm cha mẹ cũng cần phải học là điều tất yếu cha mẹ nên biết.
NỘI DUNG CHÍNH
- 1 Nếu không phải lỗi cố ý, không nên phạt con
- 2 Gợi ý và ra lệnh là hai việc khác nhau
- 3 Học cách kiểm soát cảm xúc khi phạt con
- 4 Không nên phạt con ở nơi công cộng
- 5 Nếu đã dọa sẽ phạt con thì phải phạt
- 6 Hình phạt phù hợp với từng độ tuổi, sở thích của con
- 7 Hãy phạt lỗi những người cùng tham gia
- 8 Không sử dụng những từ ngữ quá gay gắt, nặng nề
Nếu không phải lỗi cố ý, không nên phạt con
Trên thực tế, hầu hết các đứa trẻ đều không có ý định làm hại ai, phá hoại bất cứ món đồ gì mà đơn giản vì chúng thích khám phá mọi thứ. Khi một đứa trẻ đang có ý thức học hỏi thì chúng cần được ủng hộ thay vì ngăn cấm. Ngay cả khi điều đó rất tồi tệ, khiến chúng ta phải mất nhiều thời gian để thu dọn. Thay vì tức giận, cha mẹ hãy học cách thông cảm và hướng dẫn trẻ cách khắc phục tình hình.
Gợi ý và ra lệnh là hai việc khác nhau
Cùng một ý nghĩa nhưng hai câu nói “Con không nên chơi game” và “Không được chơi game” lại hoàn toàn khác nhau. Câu đầu tiên mang hàm ý gợi ý cho con không nên làm thế này, thế nọ. Còn câu thứ hai mang ý mệnh lệnh, yêu cầu.
Cha mẹ nên học cách xác định rõ tính chất câu nói của mình. Chỉ nên phạt con khi chúng cố tình làm trái những mệnh lệnh cha mẹ đưa ra.
Tuy nhiên, với những đứa trẻ nhạy cảm, việc bị phạt sẽ khiến chúng bị tổn thương. Dần về sau sẽ khiến chúng có xu hướng làm theo lệnh của tất cả mọi người vì sự sợ hãi. Chính vì thế, cha mẹ nên áp dụng những câu nói gợi ý hoặc ra lệnh một cách linh hoạt, phù hợp với từng tính cách của con và hoàn cảnh.
Học cách kiểm soát cảm xúc khi phạt con
Trên thực tế, không ít phụ huynh thiếu kiểm soát lời nói, hành động và cảm xúc của mình khi thấy con không vâng lời. Điều này thường xảy ra khi cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng ở con nhưng con lại làm ngược lại.
Dù hậu quả có như thế nào, cha mẹ cũng nên học cách kiềm chế những cảm xúc tiêu cực của mình trước khi trách phạt con. Bởi nên la mắng con quá nhiều sẽ khiến chúng gặp một số vấn đề liên quan tới cảm xúc của người khác trong tương lai.
Không nên phạt con ở nơi công cộng
Trách phạt con ở nơi đông người sẽ khiến con bị xấu hổ, tức giận. Đứa trẻ lúc này sẽ cảm thấy mình bị nhục mạ và cho rằng tình huống ấy sẽ lặp lại. Khi lớn lên, chúng sẽ trở thành con người bị phụ thuộc vào người khác, không thể tự quyết vời bản thân.
Nếu đã dọa sẽ phạt con thì phải phạt
Khi cha mẹ đã dọa sẽ phạt con khi phạm lỗi thì nhất định phải phạt. Theo các chuyên gia tâm lý, việc đe dọa mà không hành động còn tệ hơn là không đe dọa. Trẻ sẽ cho rằng đó chỉ là lời dọa dẫm, không đáng sợ và không tin vào lời nói đó nữa.
Tuy nhiên, cha mẹ hoàn toàn có thể linh động việc không phạt con khi thấy con không tiếp tục hoặc tái phạm nữa. Dù có phạt hay không, cha mẹ cũng nên giải thích cho con rằng hành vi không tốt và lần không bị phạt này chỉ là ngoại lệ.
Hình phạt phù hợp với từng độ tuổi, sở thích của con
Các hình phạt áp dụng phải rõ ràng và cân bằng, không đưa ra hình phạt giống nhau cho những sai lầm khác nhau. Hình phạt cho đứa trẻ học bị điểm kém không thể giống với đứa trẻ làm vỡ chén bát. Lỗi nhỏ phạt nhẹ, lỗi lớn phạt nặng để con nhớ và không tái phạm nữa.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cân nhắc đến độ tuổi và sở thích, thói quen của con để đưa ra hình phạt sao cho phù hợp.
Hãy phạt lỗi những người cùng tham gia
Khi sự cố xảy ra, cha mẹ không chắc chắn con nào có lỗi thì hãy phạt cả thay vì một trong số chúng. Điều này sẽ hạn chế được tình trang anh em trong nhà ganh tị nhau, tránh tư tưởng chỉ phạt đứa lớn, không phạt đứa nhỏ.
Việc phạt 1 đứa khi có nhiều đứa phạm lỗi sẽ tạo ra bất công trong lòng con trẻ, khiến bản thân mất niềm tin của con. Đứa trẻ bị phạt sẽ bị tổn thương, tư ti. Còn đứa trẻ không bị phạt sẽ hình thành tâm lý không biết sợ, hay đổ lỗi và không chịu trách nhiệm với hành vi của mình.
Không sử dụng những từ ngữ quá gay gắt, nặng nề
Vì tức giận mà nhiều khi phụ huynh không kiềm chế được cảm xúc và buông những từ ngữ, lời nói không chuẩn mực với con cái. Với những đứa trẻ nhạy cảm khi nghe phải câu nói này sẽ cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương lòng tự trọng. Do đó, cẩm nang làm cha mẹ là nên học cách kiểm soát cảm xúc và lời nói của mình. Tốt nhất chỉ nên sử dụng từ ngữ mang tính trung lập để dạy con.
Làm cha mẹ cũng cần phải học là một nhận định chính xác với thực tiễn. Việc học hỏi cách dạy con sẽ giúp cha mẹ tìm ra phương pháp phù hợp để nuôi dạy con. Con sẽ có được một nền tảng giáo dục tốt, lớn lên thành người có ích cho xã hội.
>>>> Xem thêm: