Hướng dẫn cách làm bánh đúc chay thơm ngon, nóng hổi

Hướng dẫn cách làm bánh đúc chay thơm ngon, nóng hổi

Bánh đúc là món bánh dân dã rất quen thuộc với mỗi người Việt Nam. Món ăn này đã và đang làm siêu lòng nhiều người cái tiết trời se lạnh của những ngày chuyển đông. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách làm bánh đúc chay đơn giản để tự tin vào bếp trổ tài ngay thôi.

Nguyên liệu cần thiết để làm món bánh đúc chay

Để có được mẻ bánh đúc chay thơm ngon, chuẩn hương vị quê, các bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Bột gạo: 400 gram
  • Hạt nêm chay: 3 muỗng cà phê
  • Ớt: 1 muỗng cà phê
  • Dầu ăn: 1 chén
  • Nước lọc: 9 chén
  • Nấm bào ngư băm nhỏ: 1 chén
  • Nấm đùi gà băm nhỏ: 1 chén
  • Nấm rơm băm nhỏ: 1 chén.
cách làm bánh đúc chay
Nguyên liệu cần thiết để làm món bánh đúc chay

Các bước chế biến món bánh đúc chay

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết cho món bánh đúc chay. Các bạn hãy bắt tay vào chế biến món bánh này theo các bước hướng dẫn sau:

Bước 1: Sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu

Với nấm rơm, bạn hãy dùng dao cạo nhẹ phần gốc, cắt bỏ phần gốc nấm cho sạch để nấm được sạch và tròn trịa hơn. Sau đó, cho nấm vào ngâm với nước muối loãng trong 10 phút, rồi rửa lại với nước cho sạch. Cách làm này sẽ giúp nấm trắng, không bị nhớt và loại bỏ hết tất cả những độc tố. Cuối cùng, băm nấm cho thật nhỏ để làm nhân bánh. 

Đối với nấm đùi gà và nấm bào ngư, bạn cũng cắt sạch chân, ngâm với nước muối loãng trong 10 phút. Sau đó rửa sạch với nước, vắt nầm cho thật ráo nước và băm nhỏ nấm tương tự như nấm rơm.

cách làm bánh đúc chay
Cách sơ chế nấm sạch sẽ, đảm bảo an toàn

Bước 2: Làm nhân bánh đúc

Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn. Đun lửa nhỏ cho đến khi dầu sôi thì cho lần lượt các loại nấm vào chảo đảo đều. Nêm vào đây 2 muỗng cà phê hạt nêm, đảo liên tục cho nấm được ngấm đều gia vị. Đảo cho đến khi nấm chín hẳn thì tắt bếp. 

Bước 3: Nấu bánh đúc

Chuẩn bị một cái nồi lớn, cho vào 2 chén (loại chén ăn cơm) bột gạo đầy và 9 chén nước. Dùng đũa khuấy đều cho bột tan hoàn toàn trong nước. Bắc nồi lên bếp, đảo liên tục cho đến khi nồi nóng thì nêm vào 1/2 muỗng cà phê hạt nêm và tiếp tục khuấy đều.

Đảo đến khi phần bột bắt đầu sệt lại thì bạn cho tiếp vào nồi 1 chén dầu ăn để bánh đúc được béo hơn. Ban đâu khi bạn đổ dầu ăn vào bột sẽ bị loãng. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng, cứ liên tục khuấy thì bột sẽ tự động kết dính lại.

Nấu cho đến khi phần bột chín và chuyển hoàn toàn sang màu trắng trong thì tắt bếp. Bạn tiếp tục khuấy hỗn hợp bột trong khoảng 2 – 3 phút thì ngừng tay.

cách làm bánh đúc chay
Nấu bánh đúc

Bước 4: Pha nước chấm

Món bánh đúc chay sẽ thơm ngon, đậm đà hơn khi thưởng thức cùng chén nước chấm. Bạn sẽ sử dụng nước mắm chay để làm nước chấm bánh đúc. Sử dụng 4 muỗng canh nước mắm chay, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng nước lọc cho vào cái chén nhỏ. Bạn khuấy đều cho đến khi nước đường tan ra, bạn cho thêm ½ quả chanh, 1 muỗng cà phê ớt băm. Khi ăn bạn chỉ cần rưới nước mắm vào phần bánh đúc nóng hổi là có thể thưởng thức được rồi. 

Thành phẩm

Món bánh đúc chay khi được làm đúng cách còn nóng hổi, mềm dẻo từ bột gạo, ăn kèm với bánh phần nấm giòn ngọt, nêm nếm gia vị vừa miệng, rưới thêm một chút nước mắm chua cay nữ. Tất cả tạo nên một món ăn vô cùng thơm ngon, hấp dẫn, rất thích hợp để thưởng thức trong những ngày đông se lạnh.

cách làm bánh đúc chay
Chén bánh đúc chay nóng hổi, thơm ngon

Mẹo nhỏ giúp làm bánh đúc thơm ngon, hấp dẫn

Để có được chén bánh đúc thơm ngon, hấp dẫn, việc biết cách làm thôi chưa đủ. Bạn cũng cần lưu ý đến một số mẹo nhỏ sau:

  • Khi lựa chọn nguyên liệu, nhất là các loại nấm bạn cần chọn kỹ càng, đảm bảo nguyên liệu còn tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng. Đối với nấm rơm, bạn hãy chọn nấm có hình tròn, vẫn còn búp, cánh mỏng, xốp giòn, có nhiều lớp. Bạn không nên chọn nấm nở quá to. Chọn nấm rơm màu đen ăn sẽ ngon hơn là nấm màu trắng. 
  • Đối với nấm bào ngư, bạn hãy chọn nấm có mũ màu xám, sẫm nâu hoặc nâu nhạt. Chọn nấm có thịt dày, màu trắng, thân to, dai, cứng.
    Với nấm đùi gà, hãy mua loại nấm dài khoảng 12 – 15cm. Nếu nấm dài hơn 15cm thì bên trong sẽ rỗng xốp, hương vị không còn ngon. Hãy lựa chọn những cây nấm còn tươi, không bị dập nát. 
  • Khi sơ chế nguyên liệu, bạn cần sơ chế sạch sẽ, kỹ càng để loại bỏ hết các độc tố trong nấm.
  • Khi chế biến, bạn chú ý căn chỉnh liều lượng sao cho phù hợp để thành phẩm ra được như ý muốn. Khi xào nhân, bạn có thể nêm nếm mặn ngọt tùy khẩu vị gia đình.

Trên đây là chi tiết cách làm bánh đúc chay đơn giản để các bạn tham khảo. Bánh đúc là món bánh dân dã có cách làm đơn giản, nguyên liệu dễ tìm. Các bạn hãy lưu lại công thức, chế biến chiêu đãi gia đình mình vào những ngày cuối thu sang đông nhé!

Xem thêm: