Những ai phải đổi căn cước công dân gắn chip là thắc mắc của rất nhiều công dân Việt Nam khi Bộ Công An tiến hành cấp loại thẻ này. Để giúp các bạn không mất thời gian tìm kiếm, bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết và chính xác nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
Căn cước công dân gắn chip là gì?
Khái niệm về căn cước công dân được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 như sau: “1. Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”
Theo đó, chúng ta có thể hiểu căn cước công dân gắn chíp là căn cước công dân nhưng được trang bị thêm một mã QR nằm ở góc trên mặt trước của thẻ và con chip ở mặt sau thẻ. Hai bộ phận này của thẻ có thể tích hợp được nhiều thông tin cá nhân khác như: Bảo hiểm, bằng lái xe, hộ khẩu,… đồng thời mã hóa các dữ liệu cá nhân cơ bản như họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán và đặc điểm nhận dạng.
Tính đến thời điểm hiện tại, căn cước công dân gắn chip là loại thẻ căn cước công dân phiên bản tối ưu hơn, có nhiều tiện ích vượt trội hơn so với nhiều phiên bản trước. Giúp mang lại nhiều tiện lợi cho công dân trong việc thực hiện các giao dịch hành chính, công tác quản lý của Chính phủ cũng trở nên hiệu quả hơn.
Những ai phải đổi căn cước công dân gắn chip?
Hiện nay, công tác cấp đổi CCCD gắn chip đang được thực hiện ráo riết trên phạm vi toàn quốc. Bộ Công an đặt chỉ tiêu trước ngày 01/07/2021, cả nước phải đạt 50 triệu CCCD. Vậy Những ai phải đổi căn cước công dân gắn chip trước ngày 01/07?
Quy định tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 và Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, những công dân bắt buộc phải đi làm CCCD gắn chip trước ngày 01/7/2021 nếu chứng minh nhân dân/căn cước công dân thuộc một trong các trường hợp sau:
- Công dân sử dụng CCCD mã vạch đã đến tuổi 25, 40 và 60 hoặc chứng minh nhân dân đã hết hạn sử dụng.
- CCCD mã vạch, CMND bị hư hỏng không còn sử dụng được nữa.
- Công dân có nhu cầu thay đổi về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhận dạng; Xác định lại giới tính, quê quán hay thông tin trên thể bị sai sót.
- Công dân bị mất thẻ CCCD hoặc CMND cũng cần đi làm CCCD gắn chip.
- Công dân đang sử dụng CMND mà muốn thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam cũng cần đi làm thể CCCD gắn chip.
Tại buổi họp giao ban trực tuyến về xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Dự án sản xuất, cấp và quản lý CCCD, Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu phải đạt chỉ tiêu 50 triệu thẻ trước ngày 01/7/2021. Trong đó, 50% số dân cư trú thuộc 10 tỉnh thành gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, từ đủ 14 tuổi trở lên phải đi làm CCCD gắn chip trước 30/4/2021.
Lệ phí làm căn cước công dân gắn chip
Mức phí làm căn cước công dân gắn chip được quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC như sau:
- Công dân đổi từ CMND 9 số, 12 số sang CCCD gắn chip mức phí bằng 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
- Chi phí đổi thẻ căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được. Thay đổi thông tin cá nhân trên thẻ như họ tên, đặc điểm nhận dạng, giới tính, quê quán,…bằng 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
- Chi phí cấp lại CCCD trong trường hợp bị mất, công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam bằng 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
- Tuy nhiên, nếu công dân làm CCCD trong khoảng thời gian từ 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022, mức phí sẽ được tính bằng 50% mức thu lệ phí theo quy định. Cụ thể: Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang thẻ CCCD bằng 15.000 đồng/thẻ căn cước công dân.
- Chuyển CCCD bị hỏng, thay đổi thông tin cá nhân trên thẻ như họ tên, đặc điểm nhận dạng, giới tính, quê quán,… bằng 25.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
- Chi phí cấp lại CCCD trong trường hợp bị mất, công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam bằng 35.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
Chắc hẳn với những chia sẻ của chúng tôi trên đây thì các bạn cũng biết được những ai phải đổi căn cước công dân gắn chip rồi phải không? Các bạn hãy xem xét xem mình có thuộc đối tượng phải đổi căn cước công dân gắn chip không nhé! Nếu có bất cứ thắc mắc nào chưa hiểu, bạn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp.
Xem thêm: