Công nghệ phát triển mang đến sự tiện lợi cho con người, tuy nhiên cũng đồng thời là nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro lừa đảo.
Hiện nay, các hình thức lừa đảo trực tuyến đang nhắm vào rất mục tiêu, đối tượng khác nhau, thông quá nhiều kênh tiếp cận, từ smartphone đến trình duyệt web. Người sử dụng nếu không cảnh giác, thiếu hiểu biết, rất dễ trở thành nạn nhân.
NỘI DUNG CHÍNH
Sự “xâm lấn” của các phần mềm độc hại
Nhu cầu sử dụng thiết bị thông minh để cập nhật tin tức, giải trí hàng ngày hiện nay rất lớn, nhất là trong bối cảnh “nhà nhà, người người” dành sự quan tâm đến các thông tin về đại dịch Covid-19. Do đó, kẻ xấu đã tận dụng cơ hội này, tạo ra những phần mềm độc hại. Thoạt nhìn sẽ giống như một ứng dụng thông thường, dùng để theo dõi tình hình dịch bệnh nhưng thực tế lại ẩn chứa mã độc. Khi người dùng tải về và cài đặt, mã độc này sẽ tấn công điện thoại để trục lợi dưới nhiều hình thức.
Ngay cả người dùng máy tính cũng không “thoát nạn”. Hãng bảo mật Kaspersky vào năm ngoái đã phát hiện có đến 23 phần mềm độc hại tại Việt Nam, lợi dụng dịch bệnh để phát mã độc và email lừa đảo. Những tệp này được ngụy trang dưới dạng các tài liệu liên quan đến virus SAS-CoV-2, dạng tệp *.pdf, *.mp4 hay *.docx. Tên tệp cho thấy cách bảo vệ người dùng nhưng thực tế là các mã độc phát tán qua email.
Trang web giả mạo
Điển hình nhất hiện nay chính là giả mạo thông tin của các tổ chức y tế trong và ngoài nước. Thông qua các trang web giả mạo này, kẻ xấu gửi thư điện tử cho nạn nhân, chứa tệp đính kèm hay liên kết chứa mã độc. Phần lớn các file đều thể hiện nội dung cập nhật tình hình dịch bệnh nhưng thực tế lại không như vậy.
Ngoài ra, đây cũng là công cụ để những kẻ lừa đảo quảng bá sản phẩm mạo nhận có khả năng ngừa virus để lừa đảo. Kẻ xấu mạo danh nhân viên y tế, bác sĩ, dễ dàng lấy lòng tin của nạn nhân. Hoặc chúng sẽ bán các thiết bị vật tư ý tế, khẩu trang, nước diệt khuẩn,… Sau khi khách hàng thanh toán, kẻ xấu sẽ không cánh mà bay.
Bên cạnh đó, gần đây còn xuất hiện các trang chứa thông tin về quà tặng, chương trình trúng thưởng… và đặc biệt là mạo danh cả các thương hiệu lớn như Honda, Adidas,… Đợt lừa đảo này nhiều người đã “cắn câu” và bay luôn tài khoản facebook chỉ trong vài phút.
Chiếm quyền các thiết bị IoT
Các thiết bị Internet of Things (IoT) phổ biến trong thời gian qua cũng là cơ hội cho kẻ xấu, điển hình như Wi-Fi hay camera giám sát… Theo các chuyên gia, khi hacker có thể tấn công và kiểm soát được các thiết bị này, nạn nhân sẽ gặp mối đe dọa lớn về quyền riêng tư.
Vì vậy, người dùng nên tìm hiểu xuất xứ của thiết bị, chọn các nhà sản xuất và nơi cung cấp uy tín. Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động, nắm rõ cơ chế bảo mật và thường xuyên giám sát để hạn chế tình trạng xấu diễn ra.
Công nghệ hiện đại, tiện nghi nhưng cũng có mặt xấu của nó. Hãy là người dùng thông thái, chủ động và cảnh giác để bảo vệ mình trong những trường hợp do kẻ xấu ngụy tạo.
Xem thêm: