Nuôi dạy trẻ sơ sinh chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với các ông bố, bà mẹ. Đặc biệt là những gia đình sinh con lần đầu. Quá trình này đòi hỏi sự hiểu biết, kinh nghiệm và lòng kiên nhẫn. Nếu bạn cũng đang hoặc chuẩn bị bước vào hoàn cảnh này thì đừng bỏ qua bài viết hữu ích dưới đây.
NỘI DUNG CHÍNH
Tại sao nên nuôi dạy con theo từng tháng tuổi?
Tiếp xúc và từ từ tập tành cho con nhiều thứ ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp con phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí não. Việc nuôi dạy con theo từng tháng tuổi là cách cha mẹ tập cho con thích nghi với nhiều sự thay đổi, tăng khả năng tập trung và ghi nhớ của con yêu.
Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy sự “nhàn hạ” của những bà mẹ đã hình thành cho con thói quen ăn ngủ giờ giấc. Theo từng độ tuổi, những trò chơi, các hoạt động bạn dạy cho con có thể cải thiện dần từ đơn giản đến phức tạp.
Phương pháp nuôi dạy trẻ sơ sinh 2 tháng sẽ hoàn toàn khác với cách nuôi dạy con 7 tháng hay nuôi dạy con 10 tháng. Một khi con đã quen với những gì bạn dạy, con sẽ tự tin hơn, có nhiều cơ hội để phát triển toàn diện khi trưởng thành.
Nuôi dạy trẻ sơ sinh thông minh theo từng giai đoạn
Nếu điều không phải bà mẹ nào cũng biết, trẻ sơ sinh mới sinh ra, các giác quan sẽ hoạt động riêng lẻ. Phải đến khoảng 3 tháng, các giác quan của con mới bắt đầu hoạt động đồng thời. Vậy nên ở mỗi giai đoạn, mẹ cần áp dụng một phương pháp khác nhau. Cụ thể:
Giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi
Trong giai đoạn từ 0 đến 1 tháng tuổi, con sẽ ngủ rất nhiều nên “giáo trình” dạy con sẽ bắt đầu từ tháng thứ 2. Xung quanh giường của con, mẹ hãy dán những hình ảnh sinh động, đơn giản để phát triển thị giác, khả năng ngắm nhìn và phân biệt đồ vật của con.
Khi con được 3 tháng tuổi, mẹ có thể bày biện đồ chơi xung quanh để con quan sát, tăng khả năng tập trung.
Giai đoạn 4 tháng, mẹ hãy mở nhạc với âm lượng vừa đủ cho con nghe. Mẹ có thể đặt con trên tay và đu đưa nhẹ nhàng theo điệu nhạc. Điều quan trọng nhất là mẹ hãy nói chuyện với con ngay từ khi mới lọt lòng để con nhận biết tiếng người thân.
Để phát triển xúc giác, mẹ hãy di chuyển núm vú hoặc bình sữa đến các vị trí khác nhau trên mặt con để con cảm nhận vị trí trong lúc tìm sữa. Những cái ôm đầy yêu thương cũng là cách để con cảm nhận hơi ấm và tình thương của người lớn.
Giai đoạn 6 tháng – 12 tháng
Khi con được 6 tháng, mẹ hãy tập trung phát triển vị giác cho con. Đây là giai đoạn con ăn dặm nên mẹ hãy bắt đầu cho con bằng vị ngọt, vì nó giống với sữa mẹ. Ngoài ra, mẹ cũng cần hiểu rõ các giai đoạn cho bé ăn dặm bột ngọt bao lâu rồi chuyển sang bột mặn.
Mẹ có thể bón cho con chút đồ ăn nguội, ấm, ngọt, mặn, chua,…để con cảm nhận và biểu cảm khuôn mặt khi đón nhận một hương vị mới.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh có thể cảm nhận được mùi hương xung quanh chúng. Nếu con bạn bị mẫn cảm với mùi hương thì có thể hoãn lại. Chỉ nên thực hiện cho con khi con đã phát triển hẳn.
Khi con sang giai đoạn 7 tháng, mẹ hãy cho con ngửi mùi thức ăn trước khi thưởng thức. Việc để con cảm nhận mùi thức ăn từ xa, nếu con thích con sẽ đòi ăn mà không cần mẹ phải bắt ép. Ngoài ra, khi con được 1 tuổi mẹ có thể cho con ngửi nhiều mùi hương khác nhau để khứu giác của bé được phát triển toàn diện nhất.
Những điều mẹ cần làm cho trong trong 12 tháng đầu đời
- Trẻ 1 tháng tuổi: Cho con làm quen với thế giới bên ngoài bằng việc cho con quan sát và tập trung nhìn ngắm một vật gì đó.
- Trẻ 2 tháng tuổi: Dùng dầu massage nhẹ nhàng cho con. Giai đoạn này con đã cảm nhận được tiếp xúc da thịt rồi.
- Trẻ 3 tháng tuổi: Cho con vận động nhẹ nhàng.
- Trẻ 4 tháng tuổi: Cho con cảm nhận và ghi nhớ các khuôn mặt người thân.
- Trẻ 5 tháng tuổi: Cho con cầm nắm đồ vật.
- Trẻ 6 tháng tuổi: Làm quen với thức ăn dặm.
- Trẻ 7 tháng tuổi: Cố gắng nói chuyện với con.
- Trẻ 8 tháng tuổi: Cho con nghe nhạc hoặc chơi đùa với âm thanh.
- Trẻ 9 tháng tuổi: Mẹ hãy luyện tập cùng con để bé có thể nói những từ tròn và rõ.
- Trẻ 10 tháng tuổi: Kết hợp tập nói và các đồ vật có âm thanh để con cảm nhận.
- Trẻ 11 tháng tuổi: Con bắt đầu tập bò và tập đi.
- Trẻ 12 tháng tuổi: Phát triển bộ não cho con bằng những trò chơi logic, sắc màu.
Trên đây là những chia sẻ về Cẩm nang nuôi dạy trẻ sơ sinh để con thông minh. Hy vọng bài viết trên đây thực sự hữu ích, giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi dạy bé yêu của mình.
>>>> Xem thêm: