Cách nuôi dạy trẻ 7 tháng tuổi như thế nào để con THÔNG MINH?

Cách nuôi dạy trẻ 7 tháng tuổi như thế nào để con THÔNG MINH?

Nuôi dạy trẻ 7 tháng tuổi để con phát triển toàn diện về thể chất và trí não là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Bởi, nếu được áp dụng phương pháp chuẩn khoa học, con lớn lên thông minh và khỏe mạnh. Vậy cách nuôi dạy trẻ 7 tháng tuổi như thế nào hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Cột mốc trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi có gì?

Từ 7 tháng tuổi trở đi, trẻ sẽ dần trở nên tự lập, di chuyển nhiều hơn. Đến cột mốc này, con đã tìm mọi cách để di chuyển, khám phá mọi thứ xung quanh. Trẻ có xu hướng trườn, bò, lăn tròn di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

Trẻ 7 tháng tuổi cũng có thể tự mình ngồi dậy mà không cần sự trợ giúp của bạn. Khi ngồi lên, tay con sẽ với và lấy đồ chơi. Sức chống chịu của đôi chân trẻ cũng tăng lên, con đã có thể đứng thăng bằng khi đứng nếu được sự nâng đỡ của người lớn.

Lúc này, con cũng bắt đầu tạo ra đa dạng các loại âm thanh khác nhau. Con bắt đầu bập bẹ, thổi bong bóng,  tiếng sủi bọt hay gọi pa pa, ma ma,… Mẹ cũng có thể quan sát được nhiều sắc thái cảm xúc trên khuôn mặt của con.

nuôi dạy trẻ 7 tháng tuổi
Cột mốc trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi

6 kỹ năng cần tập cho trẻ 7 tháng tuổi

Trẻ 7 tháng tuổi đã phát triển rõ rệt về thể chất lẫn trí não. Vậy nên trong giai đoạn này, cha mẹ cần rèn luyện cho con những kỹ năng cơ bản. Cụ thể:

Rèn luyện con ngồi chơi trên thảm

Tập cho con chơi một mình, nếu đồ chơi nằm khác hướng, con có xu hướng quay người để với. Nếu không với được xe thực hiện tư thế nằm sấp và quay đầu lại để với và nắm chắc đồ chơi. Các động tác này đòi hỏi bé phải vượt qua trọng lực của chính mình. Các khớp, cơ, dây chằng, cảm giác da,….sẽ trở thành tín hiệu truyền lên trung ương. 

Thực hiện càng nhiều động tác, càng cho thấy được sự tổng hợp các giác quan của con. Từ đó thúc đẩy não bộ và sự phát triển của hệ thống tiền đình. Lúc này, cha mẹ hãy là người quan sát, hỗ trợ, cỗ vũ con để con tự vận động.

nuôi dạy trẻ 7 tháng tuổi
Rèn luyện con ngồi chơi trên thảm

Rèn luyện thói quen nghe nhạc

Cho con nghe nhạc, dù nhịp điệu nhanh hay chậm, mạnh hay yếu cũng giúp tăng khả năng cảm thụ âm nhạc cho bé. Ban đầu, cha mẹ có thể cầm tay dạy con cách vỗ tay theo điệu nhạc. Sau đó là các động tác múa, hát, ngân nga theo điệu nhạc. Tuy chỉ là những động tác đơn giản nhưng cũng đủ giúp trẻ trau dồi nhịp điệu âm nhạc, phát triển vận động và kích thích cảm xúc tích cực của trẻ. 

Dạy con nhận biết đồ chơi và rèn luyện trí nhớ ban đầu

Thời gian đầu, mẹ hãy để con chạm tay tới những đồ vật xung quanh nhà, các món đồ chơi và nói cho con nghe tên của những món đồ đó. Khi con đã quen rồi, mẹ hãy để các món đồ ra bàn và yêu cầu con lấy hộ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cất món đồ chơi yêu thích của con sang một bên và đề nghị con đi tìm. Mẹ hãy lặp lại phương pháp này nhiều lần để trẻ có thể tìm thấy món đồ chơi chính xác hơn. 

nuôi dạy trẻ 7 tháng tuổi
Dạy con nhận biết đồ chơi

Rèn luyện khả năng thể thao cho trẻ 7 tháng tuổi

Với phương pháp này, cha mẹ hãy đặt con lên giường hoặc dưới đất, dùng một tay giữ hai đầu gối của con. Sau đó từ từ thả lòng bàn tay ra khói người con. Cha mẹ hãy tập cho con cách đứng thẳng, nâng đỡ bản thân. Mỗi ngày tập luyện từ 1 đến 2 ngày, xác định thời gian tập dựa trên khả năng chịu đựng của con. Mỗi lần có thể kéo dài từ 3 đến 5 phút. 

Trau dồi hành vi nhận thức của trẻ

Cha mẹ hãy thường xuyên kích thích thị giác cho con bằng việc mở rộng tầm nhìn, dạy cho con cách quan sát, nhận biết những đồ vật xung quanh, khung cảnh thiên nhiên, sử dụng tranh ảnh, đồ chơi nhiều màu sắc. Đây là một trong những cách giúp trau dồi hành vi nhận thức và cải thiện khả năng quan sát của bé. 

Nâng cao khả năng ngôn ngữ của trẻ

Cha mẹ nên dành thời gian nói chuyện với con hàng ngày. Điều này không chỉ giúp tăng sự gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái, mà còn giúp trẻ trau dồi ngôn ngữ. Thông qua việt trò chuyện, trẻ sẽ bắt chước cách phát âm, giọng nói và ngữ điệu của người nói. 

Chính vì vậy, cha mẹ nên chú ý sử dụng cách từ, giọng nói tương ứng với các cử chỉ được sử dụng. Các yếu tố này cần đảm bảo sự nhất quán để trẻ ghi nhớ các hành động này dễ dàng hơn. Ví dụ: Khi bạn nói con mở miệng ra để ăn, miệng bạn đồng thời cũng mở ra để con bắt chước theo. Nếu bạn tạm biệt con, đừng quên giơ tay vẫy tạm biệt con nhé!

nuôi dạy trẻ 7 tháng tuổi
Nâng cao khả năng ngôn ngữ của trẻ

Hy vọng với những phương pháp nuôi dạy trẻ 7 tháng tuổi trên đây sẽ thực sự hữu ích. Giúp các ông bố bà mẹ Việt Nam nuôi dạy con khỏe mạnh, phát triển toàn diện, thông minh.

>>>> Xem thêm: