Kỹ năng sống là chuỗi những hành vi tích cực, khả năng thích nghi để con người đối phó với những nhu cầu và thách thức của cuộc sống. Tùy vào mỗi giai đoạn, mỗi người sẽ cần rèn luyện những kỹ năng từ cơ bản đến phức tạp. Vậy, khi nuôi dạy trẻ 1 tuổi, cha mẹ cần dạy cho con những kỹ năng gì?
NỘI DUNG CHÍNH
Trẻ 1 tuổi phải biết khóc chính xác
Khóc phải là tín hiệu rõ ràng để cha mẹ biết con đang cần sự giúp đỡ. Khi thấy con khóc ré lên, cha mẹ không nên dỗ dành con ngay. Bởi nếu làm như vậy sẽ dễ sinh cho con tính mày nheo, nhõng nhẽo và khóc vô tội vạ. Điều này khiến việc nuôi dạy con trở nên khó khăn và bận rộn hơn.
Dạy con đi đứng, ngồi, chơi sao để hạn chế bị ngã
Cha mẹ nên để con ngã một vài lần để con rút kinh nghiệm. Nếu cứ giữ khư khư trong vùng an toàn mãi, con sẽ không có những bài học kinh nghiệm đầu đời. Thậm chí nếu cứ như vậy con còn ngã nhiều và ngã đau hơn khi cha mẹ sơ ý.
Bên cạnh đó, khi con ngã cha mẹ không nên đỡ con ngay. Hãy để cho con tự đứng lên nếu có thể. Làm như vậy con sẽ không khóc và cũng không ỷ lại cha mẹ. Thói quen đó sẽ rèn luyện cho con tính tự lập, con phải tự chịu trách nhiệm với những gì mình làm.
Bốc ăn
Tự bốc ăn có ý nghĩa vô cùng to lớn với sự phát triển của trẻ. Do đó, khi con đã biết ngồi, cha mẹ hãy tập cho con tự bốc ăn. Nó sẽ là nền tảng để con dễ biết tự xúc ăn sau này.
Để con nhận biết bố mẹ, ông bà
Cha mẹ, ông bà hãy là người thường xuyên tiếp xúc, trò chuyện và chơi đùa với con để con nhận diện được khuôn mặt của mọi người. Ngoài ra, bố mẹ và ông bà cũng nên xưng hô một cách chuẩn mực mẹ là mẹ, bố là bố, không nên lúc này lúc nọ khiến con gặp khó khăn khi tiếp thu.
Tránh xa con với các vật nguy hiểm
Khi con đủ lớn sẽ rất tò mò, tọc mạch với mọi thứ xung quanh. Mặc dù không bao bọc con một cách tuyệt đối nhưng cha mẹ vẫn nên để con trong vùng an toàn và tránh xa những đồ vật gây nguy hiểm cho con.
Ví dụ: Để con tránh xa ổ điện, cha mẹ có thể cầm tay trẻ thử lao về phía ổ điện và hét thật to. Lúc này trẻ sẽ giật thót tim, sợ cái ổ điện đó và tránh xa nó hết sức có thể. Còn nếu cha mẹ không làm thế, mà cứ cố giải thích ổ điện đó rất nguy hiểm. Không những trẻ không hiểu mà còn tò mò về nó hơn.
Chuẩn bị bỏ bỉm
Mỗi ngày ở một khung giờ cố định, cha mẹ hãy tháo bỉm và đặt cho con ngồi bô. Việc này được thực hiện đều đặn sẽ giúp con hình thành thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Sau một thời gian khi con đi tốt, con sẽ biết khi nào cần tè sẽ ra lấy bô chứ không đái bậy và bỉm không bẩn nữa. Lúc này cha mẹ có thể bỏ thói quen mặc bỉm cho con thoải mái.
Tập chơi
Nuôi dạy bé 1 tuổi cần sự kiên nhẫn và cẩn trọng. Khi con chơi đồ chơi, con thường đưa đồ chơi vào miệng để khám phá xem chúng làm từ chất liệu gì. Do đó, cha mẹ chú ý nên mua đồ chơi có kích thước lớn, chất lượng an toàn và vệ sinh sạch sẽ. Cha mẹ cứ để cho con tự chơi và đừng làm phiền chúng.
Tập cho con thói quen ăn ngủ đúng giờ và nghiêm túc
Cha mẹ không nên chăm sóc con cẩn thận đến mức cả ngày chỉ ăn và ngủ. Trẻ không đói sẽ không có hứng thú ăn nên hãy để con nghỉ 3 tiếng giữa các bữa ăn. Đừng bao giờ cổ vũ cho con cười rồi nhanh chóng nhét một miếng vào miệng. Thói quen của các ông bố bà mẹ truyền thống mỗi khi con biếng ăn. Hành động này không những không kích thích việc thèm ăn của trẻ, mà con rất nguy hiểm.
Tốt nhất, cha mẹ nên cho con ngồi yên một chỗ và tập trung ăn. Con có dấu hiệu không muốn ăn có nghĩa là con không đói hoặc thức ăn không hợp khẩu vị với con. Ở giai đoạn đầu tập ăn có thể con chưa quen bị “tống” vào miệng những thứ không phải là ti mẹ. Trong trường hợp này cha mẹ hãy kiên trì và dỗ dành con.
Khi con chán, con sẽ dừng ăn, cha mẹ cũng không nên cố nhồi nhét. Ăn phải là khi đói, con ăn nhanh, đưa bao nhiêu hết bấy nhiêu.
Chuẩn bị tập nói
Khi trẻ được 1 tuổi sẽ bắt đầu bập bẹ những từ ngữ đơn giản. Cha mẹ hãy dành thời gian nói chuyện với con, chơi đùa cùng con để con tập làm quen với ngôn ngữ. Khi nói chuyện với con, cha mẹ nên chú ý lời ăn tiếng nói sao cho chuẩn mức, nói tròn vành rõ chữ để con bắt chước.
Trên đây là những kỹ năng quan trọng trong nuôi dạy trẻ 1 tuổi cha mẹ cần lưu ý. Hy vọng rằng, những chia sẻ của chúng tôi thực sự hữu ích, giúp các bậc cha mẹ có nền tảng kiến thức để nuôi dạy con tốt hơn.
>>>> Xem thêm: