Nuôi dạy con tự kỷ khó khăn hơn rất nhiều so với việc nuôi dạy con phát triển bình thường. Đứa trẻ tự kỷ thường chỉ tập trung vào thứ chúng thích, chứ không để ý đến những gì người khác nói với mình. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những phương pháp nuôi dạy trẻ tự kỷ đúng cách. Mời các bạn cùng tham khảo khảo.
NỘI DUNG CHÍNH
Dạy con học cách nghe
Để cải thiện khả năng chú ý của trẻ tự kỷ, cha mẹ hãy thử các dấu hiệu như: Chạm vào tai để con nghe, chạm vào má để con nhìn. Khi nói chuyện với con, hãy gọi tên và đảm bảo rằng con hiểu những gì bạn nói.
Hãy cố gắng giảm bớt tiếng ồn, những điều khiến con mất tập trung khi làm việc, chơi với trẻ. Khi bên cạnh con, hãy nói những điều liên quan đến thời gian, hạt nhẹ nhàng những bài hát quen thuộc.
Cha mẹ hãy giới thiệu cho con những tiếng động và cường độ âm thanh khác nhau. Sử dụng âm thanh và các động tác sẽ giúp con tự kỷ giao lưu với bạn tốt hơn. Đừng quên kích thích con cùng tương tác, nhảy múa, lắc lư theo điệu nhạc.
Khi đã kiểm soát được mức độ tiếng động cho con, cha mẹ hãy sử dụng các câu từ như “quá ồn” hoặc “vặn khẽ đi”. Nếu con có thể sử dụng được từ ngữ, hãy động viên con bắt chước điều bạn nói.
Dạy con tự kỷ bằng phương pháp nhìn
Cha mẹ hãy dùng mọi cách có thể để tạo mối quan hệ với con như nhìn, nghe, sờ mó. Hãy đứng trước tầm nhìn của con mỗi khi bạn muốn gọi con. Bạn hãy khuyến khích con học cách nhận biết vẽ mặt, ngón chân, ngón tay của con người bằng các trò chơi, bài hát nhấn mạnh bộ phận cơ thể. Khi con quan tâm đến món đồ nào, bạn hãy dùng ngay món đồ đó để thu hút con.
Khi chơi với con tự kỷ, bạn hãy cố gắng giao tiếp bằng mắt. Cha mẹ đừng ngượng nghịu khi trẻ nhìn chằm chằm mà hãy nhìn con một cách tự nhiên nhất. Để thu hút sự chú ý của con, cha mẹ có thể vỗ nhẹ vào tay, lưng, vai của một cách kiên quyết.
Dạy con bắt chước việc tạo ra các âm thanh
Hãy cho con hoạt động môi bằng cách biến đổi khuôn mặt, thay đổi dáng môi để trẻ bắt chước. Trong quá trình làm, hãy quan sát xem con có bắt chước bạn hay không. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử các động tác liếm kẹo mút để khuyến khích trẻ sử dụng đầu lưỡi.
Sử dụng các trò chơi âm thanh cũng là một cách để khuyến khích con sử dụng giọng nói. Để kích thích sự chú ý của con, cha mẹ hãy sử dụng âm vực cao hơn hoặc thấp hơn.
Giúp con hiểu các cử chỉ
Cha mẹ dạy con hiểu các cử chỉ bằng cách thực hiện nhiều lần một cử chỉ, nhấn mạnh trong cùng một tình huống nhiều lần. Hãy giới thiệu cho con những cử chỉ hàng ngày để con làm quen. Bạn có thể kích thích con thực hiện các cử chỉ bằng cách đưa ta 2 món ăn. Trong đó có 1 món con thích và hỏi xem con thích ăn món gì.
Dạy trẻ tự kỷ thể hiện bằng mọi cách
Khi giao tiếp với con tự kỷ, bạn hãy phóng đại mọi cử chỉ và biểu hiện của mình. Đừng ngần ngại thể hiện sự ngạc nhiên, vô cùng buồn bã hay vui vẻ rõ ràng cho con thấy. Khi con hiểu được một ngôn ngữ nào đó, bạn hãy nói “Nào hãy nhìn mặt mẹ”, hãy nói với con ý nghĩa sự biểu hiện trên khuôn mặt bạn.
Bạn có thể sưu tầm những bức ảnh với những biểu cảm khuôn mặt khác nhau. Sau đó, hỏi con đâu là người vui vẻ, đâu là người bức tức,…
Dạy trẻ tự kỷ hiểu ngôn ngữ
Bạn hãy quan sát những phản ứng của con khi mọi người nói và cố gắng sử dụng một ngôn ngữ cho cùng một tình huống. Lúc này, bạn nên thống kê các cụm từ toàn thể gia đình cần dùng và chỉ sử dụng đúng thời điểm mà việc sử dụng chúng có ý nghĩa.
Để thu hút sự chú ý của con, bạn hãy nói tên con, sử dụng các vật thể để nói cho con nghe những việc gì xảy ra. Hãy giữ cùng một vật thể để con học được cách dự đoán cái gì sẽ xảy ra.
Dạy con kỹ năng giao tiếp
Cách nuôi dạy con tự kỷ kỹ năng giao tiếp đó là dựa trên nhu cầu của con. Khi đó, con sẽ có nhu cầu nói cao hơn. Khả năng bắt chước của trẻ tự kỷ không tốt như người bình thường. Do đó, bạn cần điều chỉnh lời nói sao cho đơn giản, lặp đi lặp lại nhiều lần và lên xuống giọng rõ nét. Khi dạy con tự kỷ nói, cha mẹ cần nói chậm, nhìn vào mặt trẻ để nó và cho con thời gian để nghe và nắm bắt được chữ.
Trên đây là 7 phương pháp nuôi dạy con tự kỷ hiệu quả từ các chuyên gia. Mỗi một phương pháp đều yêu cầu sự kiên trì, kiên nhẫn của cha mẹ. Các bạn hãy tham khảo, vận dụng đúng cách để cùng con tiến bộ mỗi ngày nhé. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: