Nếu bạn đang bị khủng hoảng, mất phương hướng trong cách nuôi dạy con cái. Bạn cảm thấy bất lực trước những hành động, lời nói thiếu chuẩn mực của con. Chớ đừng nản lòng, hãy tham khảo 7 điều quan trọng được chia sẻ bởi các chuyên gia tâm lý nuôi dạy con từ Harvard dưới đây để xây dựng lộ trình giáo dục con lâu dài.
NỘI DUNG CHÍNH
Tương tác với con thật nhiều
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một đứa trẻ ngay từ trong bụng mẹ, chưa hiểu nghĩa của từ nhưng não bộ vẫn sử dụng chúng. Điều này nhằm xây dựng một nền tảng thần kinh cho việc học tập về sau.
Khi trẻ được nghe nhiều từ thì hiệu quả càng lớn. Trẻ lớn lên cũng có nhiều vốn từ khả năng đọc hiểu của con cũng tốt hơn. Dạy cho con những từ ngữ chỉ cảm xúc như buồn, vui, thất vọng rất có ích. Con biết càng nhiều, càng có thể hành động linh hoạt hơn.
Giải thích cho con hiểu
Có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi con liên tục hỏi “Tại sao?”. Tuy nhiên, khi bạn giải thích cho con hiểu, con sẽ tiếp thu được một điều mới mẻ, mới lạ từ thế giới, khiến chúng có thể dự đoán được. Qua đó, não bộ của con hoạt động hiệu quả hơn khi chúng dự đoán tốt.
Cha mẹ không nên trả lời con những câu vô nghĩa “Tại sao?” – “Bởi vì nó như vậy”. Câu trả lời này sẽ không cho trẻ được một lý do thuyết phục để điều chỉnh hành động của mình hiệu quả hơn.
Sẽ tốt hơn nếu cha mẹ cho con hiểu rằng: “Tôi không nên ăn hết số bim bim này vì chúng sẽ khiến tôi bị đau bụng”. Lời lý giải này sẽ giúp trả ý thức được hậu quả trước những hành động thiếu chuẩn mực của chúng.
Cha mẹ hãy là người làm vườn
Nếu như người thợ mộc bằng bàn tay điêu luyện có thể chạm khắc gỗ thành hình dạng họ muốn. Thì người làm vườn chỉ có thể để mọi thứ tự phát triển bằng cách trồng trọt trên mảnh đất màu mỡ.
Ứng dụng vào cách nuôi dạy con cái, các chuyên gia khuyến rằng, cha mẹ nên cung cấp cho con một môi trường và khuyến khích con phát triển theo bất cứ hướng nào chúng muốn.
Cách tiếp cận của người làm vườn là tạo ra nhiều cơ hội xung quanh ngôi nhà. Chủ vườn sẽ quan sát cơ hội nào khơi gợi sự quan tâm của con. Khi hiểu được loại cây mình trồng muốn gì, cha mẹ có thể “điều chỉnh đất” để cây bén rễ và phát triển tốt.
Chỉ nên bình luận, không nên đánh giá một con người
Nếu đứa con trai đánh đứa con con gái. Cha mẹ đừng vội thốt ra câu “thằng tồi”. Thay vào đó, cha mẹ hãy nói với đứa con trai “Con đừng đánh em, em sẽ đau, tức giận và không chơi đuổi bắt với con nữa”. Quay sang, hãy nhẹ nhàng nói với đứa con gái “Mẹ rất tiếc vì điều này”.
Quy tắc đối với lời khen cũng như vậy, cha mẹ đừng gọi con gái là “một cô gái tốt”. Cha mẹ hãy dùng cùng cụm từ bình luân thay vì đánh giá như “Còn đã làm rất tốt khi không đánh trả lại anh”. Sử dụng cụm từ chuẩn mực này sẽ giúp con xây dựng các khái niệm hữu ích hơn về hành động của bản thân.
Cho trẻ tiếp xúc an toàn với nhiều người
Hãy cho con tiếp xúc với những người mà con có thể gặp như ông bà, cô dì chú bác, bạn bè hay những đứa trẻ hàng xóm. Hãy cho con được tiếp xúc với đa dạng kiểu người nhất có thể. Tất nhiên là sự kiểm xúc cần kiểm soát và cha mẹ cần “để mắt” đến con cái.
Theo nghiên cứu, một đứa trẻ được tiếp xúc thường xuyên với nhiều người, nói các ngôn ngữ khác nhau sẽ lưu lại hệ thống não của con, giúp con học được nhiều ngôn ngữ hơn trong tương lai.
Cha mẹ nên làm gương cho con cái
Trẻ học hỏi thế giới từ các hành động của người lớn. Đây là cách học hiệu quả và mang đến cho trẻ cảm giác được làm chủ. Lúc này, cha mẹ hãy giao cho con một cây cọ và việc bắt chước bắt đầu.
Cha mẹ cần hiểu rằng, con sẽ sao chép bạn tốt hơn hoặc xấu đi tùy vào lời nói, hành động của cha mẹ. Chính vì vậy, cha mẹ hãy kiểm soát hành động, lời nói của mình chuẩn mực để làm gương cho con. Đừng để con sao chép tính xấu của bạn và tô điểm cho nó đặc sắc hơn.
Tập cho trẻ tính tự lập
Đứa trẻ nào cũng muốn mình được tự làm mọi thứ chứ không cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Tập cho con tự làm những điều này sẽ giúp con phát triển cảm giác tự chủ.
Biết được khi nào nên bước đi khi nào nên lùi lại là một thử thách. Tuy nhiên, nếu cha mẹ có mặt đúng lúc, hướng dẫn và quan tâm đến nhu cầu của chúng. Chúng sẽ học được cách tự làm mọi thứ. Đôi khi cha mẹ cũng nên để con đấu tranh xây dựng khả năng phục hồi để con hiểu được những hậu quả cho hành động của mình.
Trên đây là một số điều mà các chuyên gia tâm lý nuôi dạy con muốn chia sẻ đến các bậc cha mẹ. Các bạn hãy tham khảo và áp dụng vào quá trình nuôi dạy con cái của mình để đạt hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: