Muốn có được không gian sống tiện nghi, khoa học và gọn gàng, không thể bỏ qua các thiết kế nội thất thông minh trong kiến trúc nhà ở hiện đại.
Ngày nay, khi nhu cầu nhà ở và quỹ đất duy trì mối quan hệ tỷ lệ nghịch, những căn nhà, căn hộ nhỏ trở nên phổ biến. Không có diện tích sinh hoạt thoải mái như trước đây, thậm chí không gian nhỏ hẹp còn bị “chia cắt” thành nhiều phần, khiến tổng thể trở tù túng, ngột ngạt.
Nội thất thông minh ra đời như một giải pháp lý tưởng cho không gian sống nhỏ hẹp. Bằng sự đa năng, tiện dụng và thiết kế khéo léo của mình, nội thất thông minh giúp gia chủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày nhưng vẫn đảm bảo tính riêng tư, thẩm mỹ và kinh tế.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội thất thông minh là gì?
Hiểu một cách đơn giản, nội thất thông minh là những món nội thất được thiết kế nhằm tích hợp nhiều công năng vào trong một lựa chọn, mang lại sự tiết kiệm về chi phí lẫn không gian sử dụng.
Nội thất thông minh sử dụng chất liệu, kiểu dáng và màu sắc hiện đại, nhờ đó đa dạng trong phong cách, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng và không gian kiến trúc khác nhau. Không chỉ những căn nhà nhỏ hẹp, ngay cả các công trình lớn cũng ưu ái nội thất thông minh để tối ưu không gian, cho thấy tư duy khoa học và tính hoàn thiện về thẩm mỹ.
Những lợi ích nổi bật của nội thất thông minh
Tiết kiệm không gian hiệu quả
Ý tưởng ra đời của những món nội thất thông minh chính là khắc phục sự chật chội, hạn chế của không gian sống. Thay vì sử dụng 2 – 3 món đồ thì nay chỉ cần 1, mọi nhu cầu có thể được giải quyết. Nhờ đó, gia chủ tiết kiệm được kha khá không gian, bớt đi cảm giác ngột ngạt, bừa bộn do quá nhiều thứ được bày trí.
Sinh hoạt thuận tiện
Sự đa năng của nội thất thông minh giúp tối ưu các sinh hoạt hàng ngày. Những thiết kế nhỏ gọn, có thể kéo ra gấp vào với một vài thao tác đơn giản giúp các hoạt động thường nhật trở nên dễ dàng, linh động và có phần đơn giản hơn.
Tiết kiệm chi phí mua sắm nội thất
Như đã đề cập, thay vì mua nhiều món đồ thì chỉ với 1 món nội thất thông minh đã có thể đáp ứng được 2 – 3 nhu cầu, ví dụ như tủ đựng đồ kết hợp bàn ăn, ghế ngồi,… Chi phí bỏ ra cho đồ nội thất sẽ được giảm đi đáng kể nếu tính toán đúng nhu cầu và kết hợp công năng một cách khoa học.
Hình thành thói quen sinh hoạt ngăn nắp
Để sử dụng nội thất thông minh, nắm được nguyên lý hoạt động cũng như các công năng của chúng, người dùng cần có thói quen ngăn nắp, để khi hoàn thành chức năng này, chúng lại tiếp tục phục vụ cho công năng khác. Ví dụ như muốn đưa chiếc bàn ăn “ẩn” vào tường thì cần dọn dẹp sạch sẽ mọi thứ trên bàn, xếp ghế vào khuôn có sẵn,…
Kinh nghiệm chọn nội thất thông minh
Chọn theo khu vực sử dụng
Mỗi phòng, mỗi không gian sẽ có những món đồ nội thất khác nhau: Phòng khách thì có bàn làm việc, kệ sách; Phòng bếp thì có tủ bếp, bàn ăn; Phòng ngủ thì có tủ quần áo, giường ngủ,… Bạn nên tính toán khu vực nào đặt chúng và có thể kết hợp công năng của các phòng nào với nhau.
- Phòng khách: sử dụng những bàn ghế thông minh, bộ bàn ghế sofa nhỏ gọn để tăng tính hiện đại, đồ nội thất có thể gấp gọn có kích thước vừa phải.
- Phòng ngủ: ưu tiên chọn tủ âm tường, giường gấp hoặc giường kết hợp với tủ quần áo, Giường ngủ gấp kết hợp với tủ sách và bàn làm việc
- Phòng bếp: bàn, tủ bếp có chức năng chứa đồ, kết hợp làm vách ngăn với phòng khách,…
Lựa chọn theo thương hiệu và giá bán
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu nội thất với chất lượng và giá thành khác nhau. Vì vậy, cần cân nhắc và lựa chọn thật kỹ. Đừng quá ham rẻ để mua phải sản phẩm kém chất lượng, độ bền thấp.
Có thể tham khảo một số thương hiệu nội thất có tiếng như: Formitalia – thương hiệu nội thất cao cấp xuất xứ Italia, Siematic – thương hiệu bếp cao cấp đến từ Đức, …
Ngoài ra, đừng quên so sánh giá bán giữa các hãng, các cửa hàng khác nhau, dựa trên một số tiêu chí như:
So sánh về tính năng và sự tiện lợi khi sử dụng của sản phẩm
- Thời gian, chính sách bảo hành
- Chất liệu, cấu tạo sản phẩm
Muốn tối ưu không gian sống, đừng bao giờ bỏ qua nội thất thông minh. Đây sẽ là món đồ mà bất kỳ gia đình hiện đại nào cũng muốn sở hữu.
Xem thêm: