Tổng hợp các phong cách trang trí nhà cửa nổi bật hiện nay

Tổng hợp các phong cách trang trí nhà cửa nổi bật hiện nay

Các phong cách trang trí nhà ở luôn thu hút sự quan tâm và mang đến nhiều sắc màu mới mẻ cho không gian sống.

Những ý tưởng trang trí nhà đẹp phần lớn đều có nguồn cảm hứng từ các phong cách thiết kế nội thất nổi bật. Những phong cách này mang các màu sắc độc đáo, đặc trưng, phù hợp với từng sở thích, cá tính và gu mỗi người.

Nhắc đến trang trí nhà cửa, không thể không nhắc đến phụ kiện trang trí nhà, nhưng chắc chắn không ít người đặt câu hỏi, làm sao có được các món vật dụng đúng và đủ cho không gian của mình, làm sao biết chúng có phù hợp với cảm giác mình muốn hướng đến hay không? Tất cả đều cần có một nền tảng lớn hơn, chính là phong cách chủ đạo.

Nói về các phong cách trang trí nhà cửa hiện nay, có trên dưới 10 lựa chọn khác nhau để gia chủ lựa chọn. Bạn chọn phong cách nào? Ứng dụng chúng ra sao? Đừng bỏ qua bài viết này nếu muốn có phong cách trang trí nhà thích hợp nhất với chính mình nhé.

Phong cách tối giản (Minimalism)

Đây được xem là phong cách trang trí nhà ở dành cho những con người bận rộn trong nhịp sống đầy hối hả và áp lực. Phong cách tối giản mang lại cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng bởi không gian được cắt bỏ tối đa các món vật dụng không cần thiết. Sự tiết chế của phong cách này là một nét đặc trưng không thể nhầm lẫn.

>>> Xem chi tiết hơn về phong cách tối giản tại bài viết: Trang trí nhà theo phong cách tối giản: Những điều cần biết.

Phong cách Vintage

Trang trí nhà cửa theo phong cách vintage chính là đi tìm lại vẻ đẹp bình yên, êm ả của những ngày xưa cũ đầy hoài niệm. Là phong cách mang đậm chất hồi ức, vintage mang chút nhẹ nhàng, trầm mặc, chút lãng mạn, nên thơ.

>>> Tìm hiểu về phong cách này tại: Cách trang trí nhà cửa theo phong cách vintage cực chuẩn

Phong cách Retro

Giữa Retro và Vintage rất hay bị nhầm lẫn với nhau bởi tính chất hoài cổ. Trong Retro có dáng dấp của những đường nét rất cổ điển nhưng song song với đó là các chi tiết hiện đại phóng khoáng, táo bạo.

Phong cách Retro

Các đặc trưng của phong cách Retro:

  • Nội thất: sử dụng bàn, ghế, kệ, tủ,… có thiết kế cách tân, thanh thoát, giữ các đường nét chính có trong thiết kế cổ điển nhưng biến các họa tiết trở nên mềm mại, đơn giản hơn.
  • Màu sắc: các gam màu nóng vẫn được sử dụng một cách tinh tế, như nâu đỏ, cam ngọt, xanh lam, xanh non, vàng đậm,… Ngoài ra, gam màu pastel cũng được sử dụng linh hoạt, kết hợp với trắng hoặc những gam màu tương phản để đạt hiệu ứng tốt nhất về thẩm mỹ.
  • Chất liệu: ngoài gỗ tự nhiên, còn có thể tận dụng gỗ công nghiệp, hay vật liệu khác như đá hoa cương,…
  • Phụ kiện trang trí: phong cách retro thường sử dụng những bức tranh có kích thước trung bình, nhỏ, theo trường phái trừu tượng, hình học, hoang dã,… nhằm mang lại sự cách tân trong tổng thể hoài cổ.

Phong cách mộc mạc (Rustic)

Phong cách này còn được gọi là phong cách thô mộc, có nguồn gốc từ vùng nông thôn ở Hoa Kỳ. Người theo đuổi phong cách này là những ai ưa thích sự tự nhiên, ít qua xử lý gia công. Vì vậy, Rustic mang lại cảm giác ấm cúng, gần gũi nhưng không kém phần tinh tế.

Riêng trong phong cách này cũng được chia thành nhiều loại khác nhau:

  • Phong cách Rustic cổ điển: phong cách này tận dụng tối đa các món đồ cũ, sự thô mộc gắn với hoài cổ, với các chi tiết cổ xưa.
  • Phong cách Rustic hiện đại: sự mộc mạc trong các kiến trúc hiện đại tạo ra không gian sống gần gũi, gắn kết với thiên nhiên và cảnh quan; nội thất có màu sắc đơn giản, tận dụng nhiều ánh sáng.
  • Phong cách Rustic Wedding: có tone màu chủ đạo là gỗ cùng lối trang trí đơn giản, thêm ánh sáng đèn để tạo hiệu ứng cho bữa tiệc.

Phong cách mộc mạc (Rustic)

Các đặc trưng của phong cách Rustic:

  • Đá và gỗ thô: 02 loại chất liệu phổ biến của phong cách này, mang lại nét chân thực và mộc mạc, vẻ đẹp có phần hoang sơ.
  • Gạch đất nung: tạo hiệu ứng ấm cúng hơn cho không gian, tuy nhiên gia chủ thường pha trộn với các chất liệu khác vì gạch đất nung có khả năng cách âm, chống ẩm còn kém.
  • Trần dầm, sàn gỗ: trần được thiết kế bằng ván hoặc thân gỗ lớn, còn nguyên sự thô ráp, xơ gỗ. Sàn nhà luôn là chất liệu gỗ mát mẻ.
  • Vải thiên nhiên: sử dụng các loại vải được dệt từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như vải lanh, đay, sisal…, hoa văn đơn giản hoặc không có hoa văn.
  • Nội thất đơn giản: các món vật dụng từ bàn ghế, tủ, thảm trải sàn,… đều tối giản nhất có thể, không màu sắc, không họa tiết, hoa văn quá nhiều.
  • Màu sắc tự nhiên: những tông màu tự nhiên, đơn giản, nhẹ nhàng như màu trắng hay nâu gỗ trầm được sử dụng phổ biến.
  • Lò sưởi: một chi tiết khá thú vị là trong phong cách Rustic luôn có sự xuất hiện của lò sưởi, dù sử dụng thật hay mô hình trang trí cũng đều mang lại giá trị đáng kể.

Phong cách cổ điển

Cổ điển là phong cách trang trí nhà cửa tái hiện lại cuộc sống, màu sắc thượng lưu của những thế kỷ trước. Phong cách này có kỹ thuật dát vàng, dát bạc cho đồ trang trí, định hướng đạt được là vẻ đẹp sang trọng, quý tộc.

Phong cách cổ điển

Các đặc trưng của phong cách cổ điển:

  • Nghệ thuật cân bằng và đối xứng: không gian được chia thành hai phần, có thiết kế giống nhau để rõ ràng trong bố cục và hài hòa về tổng thể.
  • Màu sắc: ưu tiên sử dụng những tông màu trầm như màu vàng, nâu, đen,… vì thể hiện được nét quý phái, sang trọng. Ngoài ra còn có các cách phối màu như: như xám và vàng, xanh gừng già và xanh rêu, xanh dương và vàng, hoặc đỏ rượu vang với các tông màu trung tính,…
  • Điểm nhấn: trong một không gian, điểm nhấn thường sẽ là một bộ bàn ghế lớn, một chiếc cầu thang cầu kỳ, một bức tranh đóng khung cỡ đại,…
  • Trang trí: luôn có các chi tiết hoa mỹ, cầu kỳ, uốn lượn phức tạp, đường phào chỉ, hoa văn đắp nổi,…
  • Nội thất: thường là các món đồ có kích thước lớn, thiết kế tỉ mỉ, nhiều chi tiết hoa văn.
  • Chất liệu: thạch cao, gỗ tự nhiên và các chi tiết mạ vàng, đá hoa cương, da, nỉ,… kết hợp với vải dệt, lụa, gấm nhung, kim loại, kính, thủy tinh, da, pha lê, đá granite, marble… để tăng thêm hiệu ứng lung linh cho không gian.

Phong cách tân cổ điển

Sau những ngày tháng tạo nên xu hướng của phong cách cổ điển thì sự xuất hiện của tân cổ điển được ví như một làn gió mới. Phong cách này có sự pha trộn giữa cổ điển và hiện đại, nhờ đó các đường nét, chi tiết được đơn giản hơn nhưng vẫn mang tinh thần đậm chất sang trọng. Các chi tiết rườm rà, cầu kỳ được lược bỏ, tránh tạo cảm giác dày đặc, nặng nề cho những căn nhà diện tích không quá lớn.

Phong cách tân cổ điển

Các đặc trưng của phong cách tân cổ điển:

  • Màu sắc: những gam màu chủ đạo thường thấy trong phong cách này là màu xám, màu đen, đỏ booc-đô, rêu,… kết hợp với màu kem, màu trắng.
  • Hoa văn, họa tiết: vẫn xuất hiện nhưng đơn giản hơn rất nhiều so với phong cách cổ điển, tuy nhiên vẫn có sự tinh xảo, tăng sự mềm mại cho không gian.
  • Chất liệu: đá hoa cương, gỗ, da,… được chế tác cầu kỳ, có độ sáng bóng nhất định.
  • Nội thất: các món đồ có kích thước phù hợp với nhiều không gian, tối giản trong đường nét, không còn quá đồ sộ.
  • Không gian: tuân thủ và phân chia theo tỷ lệ vàng; các ô các mảng tường đều có chủ đích trang trí riêng, đảm bảo bố cục luôn có sự hài hòa.

Phong cách Hi-Tech

Đây chính là phong cách sống mang dấu ấn của công nghệ cao, được gọi là xu hướng nhà ở trong tương lai hướng đến. Các thiết bị, vật liệu, đồ nội thất hiện đại, sản phẩm công nghệ tiên tiến,… đều được ứng dụng triệt để vào không gian. Phong cách này mang lại cảm giác đầy tiện nghi và vô cùng khác biệt.

Phong cách Hi-Tech

Những đặc trưng của phong cách Hi-Tech

  • Ưu tiên sự tối giản: nhà ở theo phong cách hi-tech luôn có vẻ phóng khoáng, thoáng đãng và nhiều mảng không gian trống. Phong cách này hạn chế tối đa những món nội thất không cần thiết, bao gồm cả vật dụng trang trí tường hay tranh ảnh,…
  • Nhiều đường nét, màu sắc đơn giản: trong các mẫu nhà trang trí phong cách hi-tech đều có sự sắc sảo thông qua các đường nét khỏe khoắn, đường cắt mạnh mẽ. Màu chủ đạo thường là đen, trắng và xám.
  • Vật liệu: sử dụng các vật liệu có đặc điểm thẳng và phẳng để thể hiện được kết cấu chặt chẽ, bền bỉ.
  • Nội thất: đơn giản chính là từ khóa, phần lớn chỉ bày trí những món vật dụng thiết yếu có thiết kế tối giản và rất ít sử dụng những món đồ trang trí.
  • Tiện nghi: phong cách sống hi-tech hướng đến cuộc sống đơn giản, tiện lợi, nhanh chóng hơn, luôn sử dụng các nội thất thông minh để tiết kiệm năng lượng và thời gian.

Phong cách Scandinavian

Scandinavian là phong cách trang trí mang màu sắc của các quốc gia cùng Bắc u, kết hợp giữa 3 yếu tố đơn giản – thẩm mỹ – công năng. Phong cách vừa có vẻ đẹp hiện đại, phóng khoáng vừa có sự gắn kết, hòa hợp mạnh mẽ với thiên nhiên.

Phong cách Scandinavian

Các đặc trưng của phong cách Scandinavian:

  • Chất liệu: gỗ, đá, lông thú,… là những loại chất liệu thường hay xuất hiện, thể hiện nét đẹp dân dã, mộc mạc mà ấm cúng.
  • Màu sắc: tông màu chủ đạo thường là trắng, kết hợp với màu kem, xám nhẹ, đen, xanh ngọc,…
  • Ánh sáng: yếu tố quan trọng mang tính quyết định của phong cách này. Tận dụng ánh sáng tự nhiên lẫn nhân tạo, nhưng điều chỉnh mức độ dịu nhẹ, không quá gắt.
  • Trang trí: sử dụng cây xanh, lò sưởi, họa tiết kẻ sọc hoặc caro

Phong cách Đông Dương indochine

Phong cách trang trí mang nét hoài cổ phương Đông, kết hợp với sự lãng mạn của nước Pháp đầy độc đáo. Phong cách này đòi hỏi sự tinh tế và am hiểu nhất định từ những người thực hiện.

Phong cách Đông Dương indochine

Các đặc trưng của phong cách Đông Dương indochine:

  • Màu sắc: vàng nhạt, vàng kem, trắng,… đều là những gam màu nhã nhặn, tinh tế, gợi nhớ về dòng chảy của thời gian.
  • Chất liệu: gỗ, tre, mây, gạch,… mang đậm chất truyền thống Á Đông
  • Hoa văn: họa tiết Kỷ Hà, hoa văn hình chữ nhật, họa tiết tĩnh vật, họa tiết hoa lá, quả, họa tiết hình thú; phù điêu, tượng tứ linh, hoa sen, hoa cúc, bồ đề,…
  • Nội thất: sập gụ, phản, bình phong,… mang yếu tố đặc trưng

Các phong cách trang trí nhà ở đều có những điểm cuốn hút riêng của mình. Đây chắc chắn là “kho tàng” để các gia chủ thỏa sức thay màu cho không gian sống.

Xem thêm: