Cách trang trí rèm cửa trong nhà như thế nào là hợp lý?

Cách trang trí rèm cửa trong nhà như thế nào là hợp lý?

Rèm cửa là món nội thất được sử dụng phổ biến ở hầu hết các gia đình hiện nay. Tuy nhiên, bạn đã biết cách trang trí rèm cửa trong nhà như thế nào cho hợp lý, có tính thẩm mỹ và tốt về cả phương diện phong thủy?

Nhắc đến xu hướng trang trí nhà cửa, các món phụ kiện trang trí nhà được xem là trợ thủ đắc lực. Các ý tưởng trang trí nhà đẹp có hiện thực hóa được hay không, nhờ một phần rất lớn vào những món đồ này. Tương ứng với từng phong cách, sở thích cá nhân, gia chủ có thể thoải mái lựa chọn kệ trang trí, hoa văn trang trí, tranh trang trí nhà cửa,… hoặc trang trí nhà bằng cây xanh, gần gũi với đồ trang trí mây tre đan hay trang trí nhà cửa bằng đồ handmade,…

Rèm cửa vốn là vật dụng không thể thiếu trong các gia đình, dù được thiết kế đơn giản nhất đến những sản phẩm cao cấp, đắt tiền. Tuy nhiên, vẫn không ít người chỉ xem chúng như một món đồ có chức năng chính là che chắn mà lại chưa biết cách tận dụng, trang trí để thành điểm nhấn cho không gian.

Rèm cửa có thể sử dụng cho phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc; treo ở cửa chính, cửa sổ,… Mỗi không gian, mỗi vị trí đều có các yêu cầu riêng đối với rèm cửa, nếu biết cách, rèm cửa sẽ trở thành món phụ kiện giúp tổng thể trông hài hòa, tươi mới hơn rất nhiều.

Rèm cửa hiện nay có bao nhiêu loại?

Rèm cửa, trước đây còn hay được gọi là mành, dùng để chỉ loại vật dụng che chắn ở cửa phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc, cả khu vực phòng tắm, bếp ăn hoặc ban công,… Ngoài chức năng chính là che chắn, cản nắng, cản gió thì rèm cũng được dùng để phân tách không gian và ngày nay được phát triển thành món đồ trang trí cho không gian nội thất, ứng dụng nhiều hơn vào các khu vực trong nhà ở.

Rèm cửa có tính linh hoạt, có thể che kín hoặc một phần theo nhu cầu sử dụng; khi cần, hoàn toàn có thể điều chỉnh độ rộng hẹp, cao thấp hoặc kéo gọn.

Ngày nay, nhắc đến rèm cửa, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến 3 vai trò quan trọng của vật dụng này đối với đời sống:

  • Thứ nhất, che nắng, làm mát cho một không gian nhất định, cản bớt tia UV bảo vệ sức khỏe con người cũng như điều chỉnh độ sáng cho phù hợp với nhu cầu sinh hoạt.
  • Thứ hai, là phương án trang trí, làm đẹp cực kỳ hiệu quả cho không gian. Chiếc rèm cửa đơn giản cũng đủ để giúp bố cục trở nên cân đối, gia chủ có thể biến tấu để trở nên sang trọng, đáng yêu hay lãng mạn đều được.
  • Thứ ba, tạo sự riêng tư cho người sử dụng. Những chiếc rèm với độ dày lý tưởng có thể thay thế cho vách ngăn trong khi đáp ứng được tiêu chí gọn gàng, nhẹ nhàng hơn. Chức năng này rất thích hợp để ứng dụng khi gia chủ muốn thay đổi không gian hợp phong thủy hơn nhưng không muốn phải đập phá, cải tạo lại công trình.

Rèm cửa thực hiện nhiều chức năng
Chính bởi những vai trò ngày càng được coi trọng, rèm cửa hiện nay được sản xuất rất đa dạng về kiểu dáng, chất liệu, kích thước,… hướng đến đa dạng đối tượng người dùng và vô số mục đích sử dụng khác nhau. Một số loại rèm hiện có trên thị trường:

Rèm vải (rèm vải thô, rèm vải buông, rèm vải 2 lớp): sử dụng chất liệu phổ biến là polyester, đặc tính không hút ẩm, cách nhiệt, không tĩnh điện, không co giãn khi giặt, chống nấm mốc tốt nhờ khả năng hấp thụ dầu.

Rèm Roman (rèm xếp lớp): được sản xuất từ nhiều chất liệu như cotton, gấm, nhung, linen(lanh), tơ tằm, nhưng polyester vẫn khá phổ biến. Loại rèm này có thiết kế đơn giản, vừa vặn với khung cửa, kéo lên kéo xuống tiện lợi, gọn gàng.

Rèm Elise (mành đứng): là loại rèm kết hợp giữa rèm vải và rèm sáo dọc. Rèm điều chỉnh độ sáng bằng cách xoay lật các lá rèm mà không cần di chuyển sang hai bên, tương tự như rèm triple.

Rèm Triple (mành ngang): cấu tạo gồm 3 lớp, 2 lớp voan song song với nhau, ở giữa là lớp vải. Khi lấy sáng thì chúng ta kéo dây để lớp vải nằm ngang, ngược lại, nếu muốn chắn sáng, chỉ cần kéo lớp vải thẳng đứng.

Rèm cầu vồng: có cấu tạo khá đặc biệt, tạo thành từ 2 – 3 lớp vải, các lớp dệt xen kẽ nhau, cứ 1 lớp trong suốt lại có 1 lớp từ vải dệt cao cấp, chống nắng 100%. Loại rèm này cũng có khả năng chống côn trùng nhờ lớp vải dệt dày dặn.

Rèm sáo gỗ: sử dụng gỗ sồi, thông tuyết, gỗ hương, gỗ Basswood 100% tự nhiên được xử lý cong, vênh bằng công nghệ hiện đại, sơn UV chống tia tử ngoại, chống bạc màu và chống bám bụi. Nguyên lý hoạt động cũng giống như rèm sáo nhôm, có độ che chắn cao.

Rèm sáo nhôm (rèm sáo nhôm ST, rèm sáo nhôm XP): rèm có thể xoay lật lên xuống 180 độ, điều chỉnh ở nhiều độ cao thấp khác nhau, có thể che nắng tuyệt đối, chất liệu nhẹ, sơn tĩnh điện bóng, ít bắt bụi.

Rèm lá dọc: gồm các mảnh rèm ghép dọc với nhau, có khả năng xoay lật linh hoạt; lật phải/trái 180 độ, kéo dạt hết sang 1 bên hoặc đều 2 bên. Rèm làm từ chất liệu chống bám bụi, có khả năng chống cháy, cách nhiệt, chống nóng.

Rèm cuốn: kiểu rèm này có thể điều chỉnh bằng dây kéo 2 bên hoặc tự động để che chắn 1 phần hay toàn bộ khung cửa, được sử dụng nhiều ở các khung cửa kính. Rèm cuốn gọn gàng, che chắn tốt.

Có nhiều loại rèm trên thị trường

Những nguyên tắc chung khi trang trí rèm cửa

Sự đa dạng trong các loại sản phẩm giúp cho việc trang trí rèm cửa trong nhà có thêm nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, mỗi loại rèm, không chỉ đơn thuần là mức giá, chi phí thi công mà muốn đẹp, cần phải phù hợp cũng như biết cách lắp đặt. Một số yếu tố cơ bản mà gia chủ cần lưu ý khi trang trí rèm cửa.

Chiều dài và vị trí thanh treo rèm

Thanh treo rèm chuẩn phải tương thích với độ và độ dài của rèm. Khi chọn rèm cửa, không nên chọn đúng với kích thước của cửa mà nên có độ chênh lệch, nhất là với rèm vải. Chiều rộng của rèm lớn hơn chiều rộng cửa thì thanh treo rèm cũng phải như vậy. Quy tắc cần nhớ là chiều dài thanh treo rèm lớn hơn chiều rộng của cửa từ 24 đến 36 cm.

Thanh treo rèm cũng nên được đặt cách mép trên khung cửa ít nhất từ 12 – 18 cm, khoảng cách này giúp tạo độ cao và thoáng cho không gian.

Độ dài, độ rộng của rèm

Tùy vào vị trí sử dụng để quyết định độ dài của rèm. Nếu là rèm cửa phòng khách thì thường là độ dài vừa chấm đất, hoặc cách một khoảng nhất định. Nếu là trang trí rèm cửa sổ nhà thì chiều dài nên lớn hơn chiều dài của cửa. Mặc dù độ dài ngắn của rèm phụ thuộc khá lớn vào quan điểm của gia chủ nhưng để có tính thẩm cao nhất, không nên chọn rèm quá ngắn so với tổng thể khung cửa, vừa che chắn không kỹ, vừa có cảm giác “nửa vời”.

Tương tự, độ rộng của rèm cửa cũng nên lớn gấp khoảng 2,5 lần chiều rộng thực của các khung cửa. Tuy nhiên, với rèm vải thì đây là tỷ lệ lý tưởng, nhưng một số loại rèm như rèm cầu vồng, rèm cuốn, rèm sáo, rèm triple, rèm lá,… thì tỷ lệ có thể thấp hơn.

Chất liệu rèm cửa

Các loại rèm hiện nay được sản xuất từ nhiều loại chất liệu khác nhau, mục đích là để đáp ứng được nhu cầu cho từng không gian. Chọn chất liệu rèm phụ thuộc vào các yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ – khí hậu, môi trường, tính chất (dùng để che chắn hay trang trí, làm đẹp là chính,…).

Kiểu dáng rèm cửa

Kiểu dáng rèm hay những yếu tố liên quan đến màu sắc, họa tiết,… sẽ chịu sự ảnh hưởng của nội thất, màu sơn, phong cách kiến trúc,… Nên lựa chọn kiểu dáng rèm phù hợp với bố cục không gian, đảm bảo đẹp nhưng phải thuận tiện, an toàn trong sinh hoạt, đạt được hiệu quả mong muốn. Chi tiết về nội dung này sẽ được đề cập trong các hướng dẫn cụ thể hơn ở mục bên dưới.

Nguyên tắc trang trí rèm cửa

Hướng dẫn trang trí rèm cửa trong nhà chi tiết

Trang trí rèm cửa theo màu sơn ngôi nhà

Màu sắc trong trang trí nhà cửa có vai trò rất quan trọng, chúng quyết định phần lớn đến trải nghiệm và cảm nhận ban đầu. Nếu để ý có thể thấy rằng, những căn phòng có màu sắc nhã nhặn, trung tính rất dễ để chọn phụ kiện trang trí và luôn có cảm giác thoáng đãng, rộng rãi. Ngược lại, những căn phòng có quá nhiều màu sắc, nếu không phải là người rành về cách phối màu thì chắc chắn sẽ là một thảm họa.

Chọn rèm cửa như thế nào để hợp với màu sơn của ngôi nhà?

Chưa bàn đến họa tiết, hoa văn ra sao, điều đầu tiên chính là chiếc rèm cửa ấy phải có màu sắc “ăn ý” với màu sơn tổng thể. Có 2 cách để lựa chọn: hoặc là theo nguyên tắc tương đồng, hoặc là sử dụng nguyên tắc bổ sung.

Chọn màu rèm tương đồng với màu sơn

Đây được xem là cách đơn giản và an toàn nhất, phù hợp cho những ai không có quá nhiều hiểu biết về việc kết hợp màu sắc. Rèm cửa cùng tông màu với tường sẽ tạo nên sự hài hòa, thống nhất về ý tưởng tổng thể, xu hướng trang trí nhà được nhiều người lựa chọn hiện nay.

Nếu là mẫu rèm đơn sắc, chỉ cần chọn màu rèm đậm hoặc nhạt hơn so với màu sơn của tường, khi sơn tường là các gam màu pastel nhẹ nhàng.

Nếu tường sử dụng cả gam màu nóng lạnh thì nên chọn rèm 1 màu, họa tiết nổi cùng tông.

Chọn màu rèm bổ sung cho màu sơn

Trong bánh xe màu sắc, những màu nằm đối diện nhau là các màu bổ sung cho nhau. Hiệu ứng tương phản, đối lập sẽ phát huy tính độc đáo riêng của mình, cách này giúp cho không gian trẻ trung, hiện đại hơn.

Nguyên tắc kết hợp là màu đậm đi với màu nhạt, màu đậm đi với màu trung, màu trung đi với màu nhạt. Tuy nhiên, không nên chọn các cách kết hợp sau đây:

  • Màu xanh lam với màu đỏ
  • Màu tím với màu vàng
  • Màu xanh lá với màu đỏ hoặc màu cam

Các loại rèm đơn sắc thường được lựa chọn theo cách dựa vào màu sơn tường. Rèm cửa đơn sắc thì hiện đại, nhiều lựa chọn, tận dụng màu sắc để làm điểm nhấn. Ví dụ như sang trọng thì có các màu xám, ghi, bạc,…; gần gũi với thiên nhiên thì màu nâu, màu gỗ,…; trẻ trung hơn thì có trắng, hồng, xanh,… Nguyên tắc về màu sắc có thể áp dụng với nhiều kiểu rèm, chất liệu khác nhau.

Vài ý tưởng gợi ý cho bạn tham khảo:

  • Tường màu trắng: tông màu này rất dễ để chọn màu rèm, có thể chọn rèm màu kem, màu ghi, màu nâu, màu xanh dương,… nhưng đừng quên xem xét đến màu sắc của các món đồ nội thất khác.
  • Tường màu ghi, xám: tông màu của kiến trúc hiện đại – thời thượng và sang trọng; bạn có thể chọn rèm màu xanh lá, xanh nước biển, màu hồng, màu vàng, màu kem,…
  • Tường màu kem: cũng là tông màu trong nhóm an toàn, dễ kết hợp màu sắc; những màu rèm có thể cân nhắc là: màu nâu hoặc màu xám hoặc những gam màu pastel nhẹ nhàng, nhã nhặn: hồng phấn, xanh bạc hà, vàng, lavender,…
  • Tường màu xanh: gam màu mang lại cảm giác mát mẻ, tươi mới; phù hợp với các màu rèm cùng tông nhưng đậm/nhạt hơn tùy theo mức độ màu sơn tường.
  • Tường màu hồng: gam màu nữ tính, dịu dàng và có phần điệu đà. Với màu tường này, bạn nên chọn rèm có màu trắng hoặc hồng tím.
  • Tường màu vàng: màu vàng là màu hấp thụ nhiệt, mang lại sự ấm áp và tươi mới, tràn đầy sức sống. Những mẫu rèm cửa màu trắng, vàng đậm, nâu nhạt, cam đất sẽ rất thích hợp cho căn phòng màu vàng. Tuy nhiên, với màu sơn này, không nên chọn rèm quá dày, màu quá tối, sẽ khiến không gian nặng nề, chật chội hơn.

Chọn rèm hài hòa với màu sơn

Trang trí rèm cửa theo diện tích

Không phải căn phòng nào cũng có diện tích rộng rãi để tự do thực hiện các ý tưởng trang trí rèm cửa trong nhà. Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng, rèm cửa có thể giúp gia chủ ăn gian được diện tích đáng kể.

Với những không gian rộng, không khó để đưa ra quyết định xem nên chọn kiểu rèm nào, họa tiết ra sao. Những hoa văn lớn, màu đậm rất phù hợp cho các căn phòng rộng rãi.

Với những căn phòng nhỏ, những ngôi nhà có diện tích hạn chế, đừng bỏ qua những sản phẩm được trang trí kẻ sọc, hoa văn nhỏ, đơn giản hoặc mẫu rèm đơn sắc. Ngoài ra, chọn kích thước rèm vừa phải, ưu tiên các thiết nhỏ gọn, tiện lợi như rèm lá, rèm cầu vồng, rèm sáo,… Chúng vừa vặn với khung cửa nhưng vẫn đảm bảo sự che chắn tốt nhất và hiệu ứng thẩm mỹ hoàn hảo.

Trang trí rèm cửa theo từng không gian chức năng

Việc phân loại từng không gian để trang trí rèm cửa trong nhà cũng là một ý tưởng hay, giúp gia chủ chọn được kiểu rèm, màu sắc đáp ứng tốt đặc điểm, nhu cầu của không gian đó.

Trang trí rèm cửa phòng khách

Phòng khách là nơi tiếp đón khách, cũng như là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình, không gian này cần đảm bảo yếu tố lịch sự, sang trọng và ấm cúng. Trong phòng khách, nhiều cửa sổ được thiết kế kết hợp nhằm đón sáng, tăng sự thoáng đãng cho không gian.

Vì vậy, rèm cửa phòng khách nên sử dụng đồng bộ từ cửa chính đến cửa sổ, lựa chọn theo hướng dẫn về màu sắc, diện tích kể trên. Đặc biệt, ưu tiên những gam màu, họa tiết nhã nhặn, sang trọng, kiểu rèm vải, rèm lá khá phù hợp hoặc cân nhắc thêm rèm cầu vồng.

Chọn rèm theo các phòng chức năng

Trang trí rèm cửa phòng ngủ

Phòng ngủ là nơi riêng tư, mang dấu ấn cá nhân, cần có sự kín đáo nhưng vẫn phải đảm bảo thoải mái, đủ sáng và thoáng đãng. Nên chọn những loại rèm có khả năng chống sáng, chống nóng, điều chỉnh độ sáng linh hoạt. Các loại rèm như rèm roman, rèm winlux, rèm cuốn,… với nhiều hoa văn, họa tiết khá thích hợp; chỉ cần đồng điệu với nội thất trong phòng.

Trang trí rèm cửa phòng bếp

Đối với bếp, chọn rèm phải ưu tiên tính gọn gàng, đơn giản. Vì vậy, những loại như rèm sáo, rèm cuốn, rèm cầu vồng, rèm sáo… kích thước nhỏ gọn rất phù hợp cho các ô cửa sổ. Tuy nhiên, lưu ý chọn chất liệu dễ làm sạch, ít bám bụi bởi bếp là khu vực thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, mùi thức ăn,… Về màu sắc, hạn chế chọn rèm có màu sáng, dễ lộ vết bẩn, thay vào đó là kiểu rèm có hoa văn, họa tiết kẻ sọc, caro, màu tối,…

Trang trí rèm phòng tắm

Một số gia đình có phòng tắm nhỏ thường sử dụng rèm để phân tách không gian bên trong. Rèm phòng tắm có thể đa dạng trong màu sắc, hoa văn nhưng phải lưu tâm đến chất liệu chống thấm nước, chống ẩm mốc,… Nếu là phòng tắm cho người lớn thì chọn hoa văn tinh tế, nếu dành cho trẻ em thì chọn họa tiết vui nhộn, đáng yêu,…

Trang trí rèm cửa theo mùa

4 mùa trong năm sẽ là 4 ý tưởng tuyệt vời để trang trí cho rèm cửa trong nhà.

  • Mùa xuân: chọn kiểu rèm có họa tiết và màu sắc vui tươi, như hồng, xanh, vàng, hình hoa lá nhỏ xinh,….
  • Mùa hạ: chọn những màu trung tính như: xanh, ghi, vải có họa tiết pha xanh, trắng, kem… để làm dịu không gian.
  • Mùa thu: các loại rèm như: rèm sáo gỗ, rèm vải, rèm tranh… có màu trầm ấm
  • Mùa đông: chọn những mẫu rèm có màu sắc ấm như: cam, đỏ, vàng… cùng với họa tiết lớn một chút.

Trang trí rèm theo mùa

Trang trí rèm cửa theo phong thủy

Xét về phong thủy, yêu cầu quan trọng nhất sẽ là chọn rèm cửa có màu hợp với mệnh của gia chủ. Mỗi mệnh tương hợp, tương sinh với một màu khác nhau. Bạn đọc có thể xem chi tiết hơn về màu sắc trong phòng thủy tại bài viết: Trang trí nhà cửa hợp phong thủy.

Hoặc, chọn màu rèm theo hướng lắp đặt. Nghĩa là, hướng thuộc ngũ hành nào thì chọn màu tương hợp, tương sinh của ngũ hành đó.

Ngũ hành

Hướng

Kim

Tây và Tây Bắc

Mộc

Đông

Thủy

Bắc

Hỏa

Nam

Thổ

Tây Nam

Hy vọng với các thông tin trong bài viết, gia chủ sẽ biết cách trang trí rèm cửa trong nhà hợp lý, phù hợp với nhu cầu về thẩm mỹ và mục đích sử dụng của mình.

Xem thêm: